SKKN Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường thpt tân kỳ, thực trạng và giải pháp
- Mã tài liệu: MP1234 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 458 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường thpt tân kỳ, thực trạng và giải pháp”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tuyên truyền cho các em HS nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông qua các buổi sinh hoạt đoàn thường kỳ tại nhà trường
2.3.2. Tổ chức cuộc thi tuyên truyền bằng hình thức hùng biện với chủ đề “Hiệu ứng đám đông, thực trạng và giải pháp”
2.3.3.Tổ chức giáo dục kỹ năng về ảnh hưởng của đám đông thông qua tiết thực hành ngoại khóa môn văn
2.3.4. Phát huy hiệu quả vai trò của các thành viên tổ tư vấn tâm lý trong việc phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hiệu ứng đám đông
2.3.5. Khai thác hiệu quả ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông giúp lan tỏa những điều tích cực trong môi trường học đường
2.3.6. Tổ chức trang page và group kín trên facebook để trao đổi ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông
2.3.7. Thành lập CLB “Bạn giúp bạn” trong nhà trường
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Không ai sống trên thế giới chỉ với bản thân mình. Xung quanh chúng ta là cộng đồng xã hội được tạo nên bởi nhiều đám đông. Vì vậy việc chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông là điều đương nhiên và có thể coi đây là một cách để cá nhân tương tác với xã hội.
Hiện nay nhân loại đang tiến vào văn minh trí tuệ, sự bùng nổ thông tin như các trang mạng xã hội diễn ra trên toàn cầu. Và học sinh THPT cũng không nằm ngoài guồng quay ấy với những nhu cầu về trao đổi thông tin, giải trí, học tập… hay có những xu hướng, trào lưu trên mạng xã hội ngày một gia tăng. Từ trào lưu thời trang Hàn Quốc, đến trào lưu chụp ảnh Selfie,….Ngay cả chuyện học hành cũng trở thành trào lưu. Tâm lý đám đông cũng để lại những tác hại nghiêm trọng nhất là với giới trẻ. Nhiều em chạy theo đám đông thích a dua, nhiều người cùng tham gia một sự việc nhưng hoàn toàn khôsg có chính kiến, không hiểu bản chất của sự việc. Họ chiếm ưu thế về số lượng nhưng không có sự liên kết thực sự nên không tạo nên sức mạnh bền vững mà chỉ là sức mạnh nhất thời, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tác hại của lối sống chạy theo đám đông: hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, biến con người thành những người thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong. Có thể do các em chưa có kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội về các vấn đề mà các em bất ngờ gặp phải. Sự bùng nổ thông tin như hiện nay, nhất là mạng xã hội cũng góp phần tiếp tay cho các em thể hiện cảm xúc của mình trong tích tắc. Vì vậy, các em dễ bị cuốn theo “tâm lý đám đông”, “hùa theo” những vấn đề nóng của xã hội một cách vô thức.
Có thể nói tâm lí đám đông là một hiện tượng tâm lí khách quan, nó không xấu cũng không tốt. Tâm lí này tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì. Nếu sử dụng tâm lí đám đông để khuyến khích mọi người tham gia làm việc thiên, việc có ích cho cộng đồng, xã hội thì là tốt. Ngược lại lôi kéo mọi người trong đám đông làm việc xấu thì vô cùng nguy hiểm. Hiệu ứng đám đông có ở mọi lứa tuổi song ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thì tâm lí đám đông có tác động mạnh hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ, thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của mình.
- Tính mới của đề tài
- Chỉ ra thực trạng mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông của học sinh
- Đi sâu nghiên cứu và cung cấp giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn hơn.
- Mục đích nghiên cứu
3.1.Tìm hiểu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài như hiệu ứng đám đông, đặc điểm của đám đông.
- 2.Tìm hiểu và đánh giá về hành vi, nhận thức, mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông của học sinh THPT Tân Kỳ.
3.3. Đề xuất giải pháp phù hợp giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn hơn.
- Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi đã đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp nhiều tài liệu liên quan.
- Phương pháp khái quát hóa những nhận định độc lập.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Dự án sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dự án sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, trắc nghiệm chẩn đoán nhân cách bằng hình ảnh và phương pháp thực nghiệm.
- Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông ở HS THPT Tân Kỳ. Điều này được khảo sát ở các phương diện:
+ Mức độ và hình thức phổ biến
+ Nhận thức, thái độ và ứng xử của HS THPT Tân Kỳ với đám đông
+ Các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đám đông
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng để kiểm tra kết quả tác động của các giải pháp. Điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng trong đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động mà dự án thực hiện.
4.4. Các phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý bằng các phương pháp thống kê toán thông qua phần mềm tính toán microsoft excel 2010.
- Tính phổ biến ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông trong HS THPT Tân Kỳ được tính toán qua tần suất HS chịu ảnh hưởng.
- Xử lí số liệu điều tra định tính: Thông tin thu được từ phương pháp quan sát và phỏng vấn. Các thông tin được phân loại với từng loại khách thể nghiên cứu.
- Xử lí số liệu điều tra định lượng: Phân tích, thống kê, mô tả thông qua tần suất, điểm trung bình và chỉ số phần trăm.
- Sử dụng phần mềm Google Form để tiến hành khảo sát, kết hợp với phần
mềm microsoft Excel 2010 để tính điểm trung bình X nhằm khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất
4.5. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Kiểm tra nhanh về kiến thức, nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông
- Cách tiến hành:
+ Soạn các câu hỏi dự kiến.
+ Phỏng vấn trực tiếp học sinh.
- Kết quả: Đánh giá được mức độ hiểu biết của học sinh về hiệu ứng đám đông
4.6. Phương pháp thực nghiệm
- Mục đích: Kiểm chứng kết quả của giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Nhóm tác giả tiến hành phát phiếu điều tra mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông (lần 1).
+ Bước 2: Tiến hành các giải pháp tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hiệu ứng đám đông
+ Bước 3: Phát phiếu điều tra lần 2, tiến hành đối chứng, so sánh kết quả với lần phát phiếu điều tra trước đó.
- Kết quả: Qua thực nghiệm cho thấy được hiệu quả rõ rệt của việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hiệu ứng đám đông. Từ đó, giúp chúng tôi đánh giá được tầm quan trọng và đề ra những giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU
ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
- Khái niệm đám đông
Đám đông là một nhóm lớn những người được tập hợp hoặc được xem xét cùng với nhau. Một đám đông có thể được xác định thông qua một mục đích chung hoặc một bộ cảm xúc, chẳng hạn như tại một cuộc biểu tình chính trị, một sự kiện thể thao (điều này được gọi là đám đông tâm lý), hoặc đơn giản có thể được tạo thành từ nhiều người kinh doanh trong một khu vực bận rộn. Thuật ngữ “đám đông” đôi khi có thể nói đến các mệnh lệnh thấp hơn của mọi người nói chung.
- Khái niệm nhận thức
Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
- Khái niệm hành vi
Hành vi “là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]