SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi dạy Địa Lý 6 (Bộ sách Cánh diều)
- Mã tài liệu: MT6018 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | Lớp 6 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 682 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Mạch Kiếm Hùng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Mạch Kiếm Hùng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi dạy Địa Lý 6 (Bộ sách Cánh diều)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Ứng dụng ca dao, tục ngữ, thơ văn vào trong quá trình dạy Địa lý 6
Biện pháp 2: Vận dụng quả phương pháp trò chơi học tập khi dạy Địa lý cho học sinh
Trò chơi: Xếp hình và ghép tên :
Trò chơi: Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài.
Trò chơi: Mô tả các mối quan hệ địa lí theo cách của em.
Trò chơi: Giải ô chữ
Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động theo nhóm cho học sinh trong giờ Địa lý
Biện pháp 4: Sử dụng các phương tiện dạy Địa lý một cách hiệu quả để tạo hứng thú học tập Địa lý
Mô tả sản phẩm
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo của học sinh, tránh chạy theo bệnh thành tích. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”
Trên lĩnh vực dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi. Điều đổi mới quan trọng nhất là trong mỗi giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải tích cực chủ động, sáng tạo để tìm ra kiến thức và nắm bắt kiến thức, giáo viên là người giúp đỡ hướng dẫn và gợi mở cho học sinh. Để đạt được mục đích đổi mới của phương pháp dạy học môn Địa lí, bản thân người giáo viên phải tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong các giờ học Địa lí? Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Địa lí ? Thực hiện vấn đề này không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức tìm tòi, sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi dạy Địa Lý 6 ” dựa theo bộ sách Cánh Diều.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, nghiên cứu đề tài để tìm ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó, nhằm xác định các cơ sở lí luận, các nguyên tắc, yêu cầu, đề tài rút ra kết luận về các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Địa lí, phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong tiếp nhận môn học, phù hợp với mục tiêu đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập. Đây cũng là cơ sở thực tiễn là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
– Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc tìm tòi và áp dụng thực nghiệm đưa ra một số biện pháp từ kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều năm công tác để giúp học sinh THCS nói chung cũng như học sinh Trường THCS ………… nói riêng học tốt môn Địa lí
4. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Địa lí
– Vấn đề “Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi dạy Địa Lý 6”
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học bằng nhiều con đường (lấy phiếu hỏi từ các cấp quản lí giáo dục, từ các giáo viên, các bậc phụ huynh và học sinh, quan sát và làm các đo nghiệm khách quan trên học sinh đã cho thấy nhiều học sinh không có hứng thú trong học tập. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học ở trường trung học
Thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho học sinh, chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên này sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giao viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
2. Cơ sở thực tiễn
– Với giáo viên: Hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phương pháp dạy học mới. Trong giảng dạy người thầy đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc dạy học. Tuy nhiên có một số giáo viên vẫn còn làm việc quá nhiều, trong một tiết dạy đưa ra quá nhiều thông tin. Điều này dễ đưa các em vào thế bị động ghi nhớ, không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ.
– Một số tiết dạy vẫn còn rập khuôn theo trình tự 5 bước lên lớp. Nó biến giờ học thiếu sự phóng khoáng, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứng của học sinh. Rồi giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình, không có sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp.. Bên cạnh đó là việc sử dụng các giáo án mẫu, thiết kế bài giảng một cách máy móc làm mất đi sự sáng tạo riêng của các nhân
– Với học sinh: Với tâm li xem đây là môn phụ nên việc học của học sinh chủ yếu là đối phó. Nhiều em mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng những gì cô dạy: nhớ số liệu, nhớ địa danh. Học sinh có thái độ coi thường môn học khiến giờ học địa lí trở nên nhàm chán.
* Khảo sát thực tế để nắm kĩ khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Vào học kỳ I của năm học … tôi đã tiến hành khảo sát quá trình tiếp thu bài của học sinh lớp 6 trường THCS …, qua việc kiểm tra kiến thức học sinh qua bài 18 “Sông. Nước ngầm và băng hà” (trang 166 Địa lý 6 bộ sách Cánh diều).
? Dựa vào sách Cánh diều Em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40°B và giải thích vì sao có sự thay đổi như vậy?
Kết quả khảo sát như sau:
Lớp | Số HS | Điểm | |||||||
Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||
6A | 21 | 0 | 0 | 4 | 19 | 14 | 66.7 | 3 | 14.3 |
6B | 23 | 0 | 0 | 2 | 8,7 | 17 | 73.9 | 4 | 17.4 |
Tổng | 44 | 0 | 0 | 6 | 13,6 | 31 | 70.4 | 7 | 16 |
Từ việc nắm được thực trạng dạy học môn Địa lý của học sinh và giáo viên, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Ứng dụng ca dao, tục ngữ, thơ văn vào trong quá trình dạy Địa lý 6
Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan.
Ví dụ 1. Khi dạy bài 7 “Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời và các hệ quả địa lý” (trang 127 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều)
Tôi sử dụng câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ?
Giải thích ý nghĩa :
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè.
Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái đất tại chí tuyến bắc (23°27′B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch). Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23°27′N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn – đêm dài
Ví dụ 2: Khi dạy bài 25 “Con người và thiên nhiên” (trang 189 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều); ta có thể sử dụng câu ca dao sau:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng…”
Vậy với câu ca dao trên học sinh có thể nhớ được một số nhân tố tác động đến nông nghiệp ( khí hậu, đất trồng, nguồn nước, sinh vật, và các nhân tố xã hội…)
Ví dụ 3. Khi dạy bài 14 “Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu” (trang 155 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều).
Chúng ta có thể sử dụng lời bài hát Gửi nắng cho em: để khắc sâu cho học sinh tính chất khí hậu của Miền Nam không có mùa đông lạnh như Miền Bắc
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương nam”
* Phương pháp ứng dụng của giáo viên
Giáo viên sử dụng các câu ca dao trên bằng nhiều phương pháp:
+ Dùng câu ca dao tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến
+ Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc câu ca dao để khắc sâu kiến thức để học sinh dễ nhớ.
Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gần tương tự như câu ca dao mà giáo viên cung cấp.
Học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quan đến bài mới
Biện pháp 2: Vận dụng quả phương pháp trò chơi học tập khi dạy Địa lý cho học sinh
Trong dạy học địa lí, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức theo nội dung sách giáo khoa mà cần có nhiều hoạt động khác để học sinh dễ học, dễ nhớ và nắm vững kiến thức. Trong đó trò chơi địa lí là hình thức hỗ trợ tích cực cho các bài giảng của giáo viên, ngoài ra còn giúp học sinh động não, có óc tìm tòi, học mà vui để mở mang trí tuệ Trò chơi trong dạy học địa lí sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa tới việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Trong dạy học địa lí có thể tổ chức các trò chơi như: Xếp hình và ghép tên, thị giải thích các hiện tượng địa lí trong bài, mô tả các mối quan hệ địa lí theo cách của em.
Trò chơi: Xếp hình và ghép tên :
Ví dụ 1. Khi dạy bài 20 “Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới” (trang 174 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều)
Chuẩn bị : 4 bức ảnh về đại dương trên thế giới, tên đại dương( in giấy), đặc điểm của đại dương ( in giấy)
Yêu cầu thi theo nhóm. Nhận biết đặc điểm 4 đại dương, dán tên 4 đại dương, dán đặc điểm các đại dương phù hợp với ảnh, thời gian 5-7 phút.
Ví dụ 2. Khi dạy bài 11 “Các dạng địa hình chính. Khoáng sản” . Chuẩn bị: Lược đồ Trung du miền núi Bắc Bộ trống, mảnh giấy ghi dữ liệu, băng dính 2 mặt.
Yêu cầu: Thi gắn các mỏ khoáng sản của vùng, thời gian 5-7 phút.
Trò chơi: Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lý” (trang 122 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều)
Yêu cầu: Thi theo tổ, thời gian 5 phút.
Câu hỏi: Trái đất quay từ Tây sang Đông, tại sao ta thấy Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao trên bầu trời chuyển động từ Đông sang Tây?
Trò chơi: Mô tả các mối quan hệ địa lí theo cách của em.
Ví dụ. Khi dạy bài 14 “Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu” (trang 155 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều)
Yêu cầu: Thi theo tổ, cử đại diện trình bày trong thời gian ngắn nhất
Câu hỏi: Mô tả quá trình bốc hơi nước ngưng tụ thành mây mưa theo cách của em.
Xem thêm:
- SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa lý 6 (Sách Cánh diều)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác dạy và học môn Địa lý lớp 7 (Sách Cánh diều)
- SKKN Một số phương pháp dạy tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh trong môn Địa lý lớp 7 (Bộ sách Cánh diều)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]