SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” cho học sinh trường thpt dtnt tỉnh
- Mã tài liệu: MP1255 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 530 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” cho học sinh trường thpt dtnt tỉnh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc trong một số môn học
3.2.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chương trình ngoại khoá
3.2.3. Thành lập câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc
3.2.4. Lập fanpage
3.2.5. Tham gia và tổ chức các hội thi, hội diễn
Mô tả sản phẩm
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước đó từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Văn hóa là yếu tố chính trong lý thuyết “Quyền lực mềm” của GS. Joseph Nye. Phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là phát huy giá trị, tinh hoa của văn hóa dân tộc ra thế giới, trở thành sức mạnh mềm, thúc đẩy các giá trị và lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
- Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với bạn bè quốc tế những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Chúng ta có điều kiện tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, các kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý văn hóa, xã hội để phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đang đặt văn hóa dân tộc trước những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”. Đó là khuynh hướng phổ biến các môtíp văn hóa toàn cầu hóa sẽ có nguy cơ đe dọa xóa bỏ sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các vùng, các khu vực, làm nghèo sự đa dạng của bức tranh văn hóa nhân loại. Nguy cơ đồng nhất hóa các hệ thống giá trị và truyền thống dẫn đến việc tự xóa bỏ ý thức dân tộc, đe dọa làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa – nhân tố được coi là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của các dân tộc và nhân loại. Tổng Giám đốc UNESCO đã cảnh báo: “Xu hướng toàn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa”.
Đứng trước tình hình đó, trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới….bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau”. Thuật ngữ “sức mạnh mềm”, “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, để “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa”, “phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam”, “từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới”, như tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, cần quan tâm thực hiện tốt xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa phát triển văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế về văn hóa sẽ làm phong phú cho văn hóa đất nước, thúc đẩy văn hóa dân tộc phát triển.
- Theo chỉ đạo của Vụ giáo dục dân tộc: “Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường phổ thông dân tộc nội trú. Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá…”
Vì những lý do trên, trong năm học vừa qua, chúng tôi đã đẩy mạnh triển khai thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh” và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Qua đề tài, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới phương pháp, cách thức, nội dung nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong trường học.
Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi mạnh dạn trình bày đề tài để chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, mong có được những ý kiến đóng góp, từ đó lựa chọn, điều chỉnh phù hợp, áp dụng vào những năm tiếp theo hiệu quả hơn.
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”, chúng tôi đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh THPT DTNT Tỉnh, được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các khách thể là học sinh khối 11 của nhà trường.
- Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thực hiện các giải pháp dưới dạng lồng ghép trong các hoạt động ở trường THPT, phù hợp với lý luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì các hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh THPT sẽ có hiệu quả.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích, khái quát hóa cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghiên cứu thực trạng về ý thức và hành động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh THPT và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến thực trạng đó.
- Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp tác động nhằm giáo dục ý thức và hành động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh.
1.5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện và phạm vi nghiên cứu, sáng kiến xác định đối tượng nghiên cứu là hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho HS ở trường THPT DTNT Tỉnh.
- Khách thể nghiên cứu:
Sáng kiến lựa chọn ngẫu nhiên khách thể khảo sát là GV, HS ở trường THPT DTNT Tỉnh để thu thập thông tin nghiên cứu về hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của nhà trường.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho giáo viên và học sinh THPT nhằm thu thập các thông tin về hoạt động “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” của học sinh trường DTNT Tỉnh.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh trường DTNT Tỉnh.
- Phương pháp quan sát.
Quan sát trực tiếp và ghi chép các biểu hiện về ý thức và hành động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh trường DTNT Tỉnh.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học, các công thức trong excel để xử lý các số liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn.
1.7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Đổi mới giáo dục dẫn đến sự tất yếu đặt ra yêu cầu phải nâng cao hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở trường DTNT Tỉnh.
- Hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở trường DTNT Tỉnh đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới còn có những tiêu chí, tiêu chuẩn theo yêu cầu chưa đáp ứng được đổi mới GDPT hiện nay, đang cần được tăng cường, cải thiện hơn về cách thức và nội dung của hoạt động giáo dục này.
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cần phải được đẩy mạnh, có các giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến những hạn chế thực trạng của hoạt động này ở trường DTNT Tỉnh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]