SKKN Một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường thpt
- Mã tài liệu: MP1258 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 478 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cửa Lò 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cửa Lò 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giao tiếp
2.2. Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp thông qua các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức, nội dung, phương thức hoạt động đa dạng sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
2.3. Đẩy mạnh các phong trào hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động đoàn, hoạt động dã ngoại nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS.
2.4. Thường xuyên tổ chức các cuộc xemina, buổi nói chuyện, giao lưu giữa các chuyên gia đầu nghành về kỹ năng sống với HS qua đó nâng cao kỹ năng giao tiếp.
2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể địa phương nhằm giáo dục và phát tiển kỹ năng giao tiếp.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển cho học sinh năm phẩm chất và mười năng lực cốt lõi. Trong số mười năng lực thì giao tiếp là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển, đặc biệt là phải đi trước một bước vì nó vừa là tiền đề vừa là cơ sở để phát triển các năng lực khác. Giao tiếp là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là tập hợp những mối quan hệ giữa con người với con người có tác động qua lại với nhau. Xã hội sẽ không thể tồn tại khi con người không có mối quan hệ gắn bó với nhau. Xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết mới chỉ là điều kiện cần. Để có thể gặt hái được nhiều thành công, bạn cần nhiều thứ khác nữa. Và kỹ năng giao tiếp thật thông minh, khéo léo là một trong những điều kiện đủ. Không phải tự nhiên mà người ta nâng tầm giao tiếp lên thành nghệ thuật.
Năng lực giao tiếp đóng vai trò, vị trí quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, và thấu hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng. Khi đó bạn sẽ kết nối thêm với nhiều bạn bè mới, mối quan hệ của bạn sẽ rộng mở, bạn sẽ thể hiện được trọn vẹn và dễ hiểu những quan điểm, ý kiến của mình thông qua việc trò chuyện và hợp tác với người khác. Đồng thời bạn cũng tự tạo cho mình một phong cách riêng, khiến bản thân trở nên thu hút hơn. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn hạn chế những hiểu lầm dẫn đến tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có. Nhờ vậy, con đường sự nghiệp của bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi. Chính vì vậy, Les Brown – Một nhà diễn thuyết nối tiếng người Mỹ đã viết: “Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn”. Hiện nay, giao tiếp không chỉ theo bản năng của mỗi người, nó là cả một nghệ thuật cần được khám phá và ngày càng hoàn thiện hơn. Giao tiếp được xem như “chìa khóa vàng” cho mọi cuộc đàm phán, thương lượng và thậm chí là mối quan hệ.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong dạy học và giáo dục. Trong chương trình GDPT 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc, vì qua hoạt động này sẽ giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó hình thành những phẩm chất cần thiết như: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ. Việc đưa trải nghiệm, hướng nghiệp vào trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nội dung giáo dục mới với thực tiễn đời sống xã hội, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động.
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết ở bậc THPT việc giáo dục năng lực giao tiếp cho học sinh là cần thiết và cần được chú trọng. Tuy nhiên trên thực tế việc phát triển năng lực giao tiếp nói riêng và mười năng lực nói chung vẫn chưa thật sự hiệu quả có thể vì một số nguyên nhân sau:
- Ở một số trường học nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đứng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục năng lực giao tiếp cho học sinh.
-Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục năng lực giao tiếp chưa được nhận | |
thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên. |
- Khi thực hiện giáo dục năng lực giao tiếp và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng ( chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,…). Tổ chức giáo dục năng lực giao tiếp có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,…) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh tế để thực hiện.
-Trong thời gian gần đây, giáo dục năng lực giao tiếp cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục năng lực giao tiếp cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi năng lực giao tiếp phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục năng lực giao tiếp phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục năng lực giao tiếp rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục năng lực giao tiếp với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên,…. tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển giáo dục năng lực giao tiếp.
Tại trường THPT Cửa lò 2, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp đã được triển khai một cách nghiêm túc, đúng với chương trình của Bộ giáo dục tạo được sự hứng thú trong học tập và đã có những chuyển biến tích cực trong việc hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức dưới các hình thức còn đơn giản và cách thức tổ chức chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa có những cơ sở lý thuyết, mô hình thực tiễn nào chỉ dẫn cụ thể, nên còn gặp những vướng mắc, khó khăn nhất định.
Trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng tôi đã trăn trở, tìm tòi và thể nghiệm những hình thức hoạt động trải nghiệp, hướng nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và áp dụng đề tài: “Một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Cửa Lò 2”
` 2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp và các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực giao tiếp ở học sinh THPT Cửa Lò 2, giúp định hướng cho các em cách trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân, cách lắng nghe, lĩnh hội trong giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục năng lực giao tiếp cho học sinh ở THPT .
- Đối tượng nghiên cứu
Đề xuất giải pháp phát triển năng lực giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Giả thuyết khoa học
Phát triển các kỹ năng mềm ở trường THPT Cửa Lò 2 trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và chưa gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về phát triển kỹ năng giao tiếp ở trường THPT Cửa Lò 2 thì có thể đề xuất các giải pháp cấp thiết và khả thi nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp đáp ứng mục tiêu chương trình tổng thể giáo dục phổ thông 2018.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp, các hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp .
Khảo sát và đánh giá thực trạng về phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh tại trường THPT Cửa Lò 2.
Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THPT Cửa Lò 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Phạm vi nghiên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]