SKKN Một số biện pháp phát huy năng lực cốt lõi của học sinh trong giảng dạy bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân, chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh khối 12
- Mã tài liệu: MP1274 Copy
Môn: | QPAN |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 416 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy năng lực cốt lõi của học sinh trong giảng dạy bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân, chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh khối 12″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phương pháp vấn đáp
3.2. Phương pháp bản đồ tư duy
3.3. Phương pháp dạy học nhóm
3.4. Phương pháp trò chơi
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải có nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi nghành ý thức được đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Thực hiện Chỉ thị 12 – CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ – CP của Thủ tướng chính phủ. Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải toàn diện, coi trọng giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; nghĩa vụ công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; âm mưu thủ đoạn của địch; đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của thế lực thù địch. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều bài viết, bài nói, chỉ đạo sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó người khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” ; thực hiện kháng chiến toàn dân toàn diện…. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo…hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc cứu nước. Ai có súng cầm súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng, gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc…”
Thực tế cho thấy rằng việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về mục đích, tính chất, quan điểm, nội dung cơ bản và những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Từ đó góp phần xây dựng niềm tin và có quyết tâm cao bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã ban hành nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn điện GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã yêu cầu phải “tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng giảng dạy ở các trường phổ thông là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở nước ta có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhất để giải quyết các tình huống thực tiễn. Bài 2 “Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân” là một nội dung hết sức quan trọng. Để giúp học sinh đề cao trách nhiệm, hiểu đúng đủ nội dung của bài phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ, tích cực hoạt động góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân từ đó góp phần xây dựng niềm tin và có quyết tâm cao bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, người giáo viên cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để triển khai chương trình giáo dục phòng cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Từ những lí do trên và mục đích hướng tới phát triển năng lực cốt lõi, phẩm chất của học sinh trong chương trình tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả học tập chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát huy năng lực cốt lõi của học sinh trong giảng dạy bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân, chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh khối 12”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là để đổi mới hình thức, cách thức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cốt lõi của người học. Làm cho học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, tổng hợp được vốn kiến thức đã học của bản thân ở nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau để đạt được mục đích dạy học, đồng thời tăng tính hấp dẫn của môn học tạo hứng thú cho học sinh trong lĩnh hội kiến thức, nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong quá trình dạy học. Trong quá trình nghiên cứu và đưa vào vận dụng nếu đề tài thành công thì việc dạy và học sẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu vận dụng và áp dụng vào giảng dạy môn học GDQP – AN bậc THPT nói chung, cũng như trường THPT Hoàng Mai 2 nói riêng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. Ngoài ra còn giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi, xây dựng và hoàn thiện hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được mục đích đặt ra trong đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu là chỉ ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bài 2 GDQP – AN lớp 12 nói riêng và lí thuyết môn GDQP – AN nói chung, thông qua việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để đạt được mục đích dạy học.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học lý thuyết môn GDQP – AN ở trường Trung Học Phổ Thông Hoàng Mai 2 nơi chúng tôi đang giảng dạy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Đề tài tập trung nghiên cứu việc khả năng sử dụng một số phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực để nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học cụ thể là: Phương pháp vấn đáp, phương pháp bản đồ tư duy, phương pháp dạy học thảo luận nhóm, phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình, phương pháp trò chơi.
– Phạm vi tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng, thực nghiệm việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở đơn vi ̣nơi tôi công tác.
– Tiến hành thực nghiệm trên các tiết học đã soạn của bài 2 GDQP – AN lớp 12 THPT
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như các modun bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu về phương pháp dạy học tích cực …
– Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ của các giáo viên cùng môn trong tổ chuyên môn, phát hiện ra những ưu điểm và tồn tại của các phương pháp từ đó bổ sung những mặt tích cực vào đề tài.
– Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đã vạch ra đưa vào giảng dạy, để tiến hành nghiên cứu.
– Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Thông qua các giờ dạy có vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các giờ dạy không vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, quan sát tổng thể các giờ học, kiểm tra đánh giá lấy kết quả.
6. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ 05/09/2022 – 18/04/2023 và được chia thành 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: từ 05/09/2022 – 05/12/2022): Chọn đề tài SKKN, xây dựng và thông qua đề cương nghiên cứu
* Giai đoạn 2: từ 06/12/2022 – 06/02/2023: Thu thập xử lý các số liệu, giải quyết nhiệm vụ
* Giai đoạn 3: Từ 07/02/2023 – 18/04/2023: Giải quyết nhiệm vụ 2, hoàn thành đề tài SKKN, báo cáo trước tổ chuyên môn và nhà trường
7. Đóng góp của đề tài
– Về mặt lý luận: Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc phát huy năng lực cốt lõi của học sinh trong giảng dạy bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân, chương trình GDQP và an ninh khối 12” chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 nói chung và ở trường THPT Hoàng Mai 2 nói riêng, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới năm 2018 theo thông tư số 46 năm 2020 của bộ Giáo dục và Đào tạo. Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất năng lực của mỗi học sinh.
– Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới, khu vực và trong nước, xu thế của thời đại, Đại hội XIII của Đảng đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, toàn diện và từng bước hiện đại. Bởi vậy, Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin, tính kỷ luật…. hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhất để giải quyết các tình huống thực tiễn. Trước hết “mỗi giáo viên tiếp tục nghiên cứu kỹ Thông tư 30, bằng sự trải nghiệm thực tế của mình. Đặc biệt lý giải được đổi mới, phát huy năng lực cốt lõi nó mang lại lợi ích gì cho học sinh”
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]