SKKN Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1
- Mã tài liệu: BM1012 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 738 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Chu Văn An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Chu Văn An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Phương pháp dạy theo quy trình tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
2.2. Phương pháp dạy theo quy trình Xây dựng cốt truyện
2.3. Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ theo nhạc
2.4. Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu truyện
2.5. Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ biểu cảm :
2.6. Phương pháp dạy theo quy trình Điêu khắc- Nghệ thuật tạo hình không gian.
2.7. Phương pháp dạy theo quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
Mô tả sản phẩm
I.LỜI GIỚI THIỆU
Môn học Mĩ thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt động giáo dục mĩ thuật còn góp phần đem lại những nhận thức mới, những niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập, tạo tiền đề cho sự phát triển của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước.
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước với phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh, học sinh được học đủ các môn ở cấp Tiểu học. Từ năm 2002-2003 các địa phương trên toàn quốc nổ lực tổ chức dạy học với chương trình và sách giáo khoa mới, môn Mĩ thuật được giảng dạy chính thức trong cả nước với quy định là môn học bắt buộc. Được sự quan tâm quản lý, chỉ đạo của các cấp, công tác giảng dạy ở trường Tiểu học đang từng bước ổn định và phát triển, chất lượng giáo viên cũng dần được nâng cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục Mĩ thuật cho học sinh.
Năm học ……….., Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy – học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình Mĩ thuật của SAEPS ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc, là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là:
+ Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,…).
+ Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm).
+ Giao tiếp – trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Ngoài những năng lực nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.
Người giáo viên dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học hiện nay là cần phải đề ra nhiệm vụ: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy học hiệu quả và tích cực tại trường và tạo cảm hứng học tập môn Mĩ thuật , bao gồm cả trong và ngoài lớp học. Biết cách tổ chức và dạy Mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với thực tế văn hóa, cơ sở vật chất của nhà trường. Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học Mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó có biện pháp điều chỉnh và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của học sinh cũng như cải tiến phương pháp dạy- học môn mĩ thuật hiện nay. Chia sẻ và giúp cho phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật và hoạt động giáo dục Mĩ thuật trong cuộc sống.
Là người giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn có thể giúp các em học tốt hơn, nhất là đối với những em vừa bỡ ngỡ vào lớp 1 có thể nhìn nhận và thể hiện được hết khả năng của mình, tạo nền tảng vững chắc khi lên các lớp trên.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn sáng kiến: “ Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 .”
II.TÊN SÁNG KIẾN:
“ Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 .”
III. TÁC GIẢ:
– Họ và tên: Phan Thị Hương
– Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chiến Thắng (Tổ 19, thị trấn Chùa Hang – Đồng Hỷ – Thái Nguyên)
– Số điện thoại: 0976177913.Email:huongphnct123@gmail.com
IV. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN
Chủ đầu tư : Phan Thị Hương.
V. LĨNH VỰC SÁNG KIẾN
Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 . Có hiệu quả.
Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh thực hiện bài thực hành trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn.
Qua một năm dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS, bản thân tôi vừa dạy vừa nghiên cứu thực tế tình hình học tập của từng đối tượng, từng khối lớp nên tôi áp dụng một số phương pháp để nâng cao hiệu quả cho học sinh khối 1 có thể dễ dàng làm quen và học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới của dự án SAEPS.
VI.NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
Qua quá trình giảng dạy cùng với các năm đổi mới theo chương trình thay sách giáo khoa và trọng tâm là từ tháng ………..là thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng các nội dung trong phạm vi của sáng kiến này.
III.MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIÊN
1. Mô tả thực trạng.
1.1.Thuận lợi
a, Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật :
– Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.
– Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng tạo, vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
b, Trang thiết bị dạy học :
– Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, …
– Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như: bộ đồ dùng dạy học các phân môn lớp 1 như sách dạy Mĩ thuật lớp 1và sách học mĩ thuật lớp 1; sách tham khảo, một số tranh ảnh có liên quan đến từng chủ đề; máy nghe nhạc, thép cuộn nhỏ, giấy màu, keo hai mặt,keo xốp, nam châm….
1.2. Khó khăn
a, Về nhận thức:
– Bên cạnh những thuận lợi như trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật Đan Mạch vẫn còn gặp phải một số khó khăn như:
+ Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật … Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi học bài. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
b, Trang thiết bị dạy, học:
– Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế không những em có hoàn cảnh còn khó khăn không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho tiết học mà những em gia đình có điều kiện cũng không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho các em, ví dụ: giấy A4, A3… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
– Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : chưa đầu tư về phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, … vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn tự học hỏi, tìm tòi, cố gắng nỗ lực hết mình để làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất cho các em khi học bộ môn Mĩ thuật.
1.3. Điều tra cơ bản.
Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ Thuật tại Trường Tiểu học Chiến Thắng,tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ.
Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra khối lớp1 năm học ……….., xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và kết quả như sau:
*Kết quả đầu năm học ………..
(khi chưa áp dụng phương pháp Đan Mạch)
Khối lớp
Tổng số
học sinh
Thích học vẽ
Không thích học vẽ
SL
%
SL
%
1
143
138
96,5%
5
3,5%
2. Mô tả những phương pháp dạy – học tốt theo từng quy trình.
Trong một bài dạy – học Mĩ thuật ở tiểu học giáo viên phải phân tích gợi mở, nêu ra vấn đề mới của kiến thức hoặc thông qua tranh ảnh trực quan, kết hợp với hệ thống câu hỏi vấn đáp để học sinh trao đổi, nhận xét tìm ra câu trả lời, nhận thức được cách làm, sau đó học sinh mới trải nghiệm. Khi HS đã biết phân biệt : Hình vẽ, màu sắc, bố cục,…đẹp hay không đẹp, tức là nhận thức thẩm mĩ của học sinh đã được hình thành, tự các em sẽ hiểu được yêu cầu bài học và chủ động tìm ra bước tiếp theo cho hoạt động học tập của mình.
Đánh giá kết quả học tập để tạo cơ hội cho học sinh tiếp tục hoàn thiện bài vẽ của mình.
Ví dụ: Ở hoạt động Trình bày và đánh giá, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, vì vậy đánh giá bài vẽ của học sinh cần khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị, tuyệt đối không chê bai sản phẩm của các em. Đánh giá cần động viên khuyến khích là chính, sự khích lệ của giáo viên là nguồn động viên lớn để những học sinh có năng khiếu vẽ sẽ làm tốt hơn, những học sinh còn yếu sẽ cố gắng hoàn thành bài tập.
Mặc dù thời lượng cho tiết học không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa “học tập tích cực” đối với quá trình nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy – học theo phương pháp mới sẽ giúp học sinh hiểu biết kiến thức một cách chắc chắn, phát huy được trí tưởng tượng, hạn chế học sinh vẽ giống nhau. Mặt khác, hoạt động dạy-học còn được tiếp tục trong thời gian học sinh thực hành. Nếu như trước đây, giáo viên để học sinh “nghiêm túc làm bài” thì đổi mới phương pháp dạy – học lại yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm việc tích cực, thông qua hình thức trao đổi nhận xét, gợi ý nhẹ nhàng với cá nhân học sinh hay từng nhóm học sinh để giải quyết những vướng mắc khi thực hành.
Những phân tích trên cho thấy thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học theo phương pháp mới, phần nhiệm vụ của người giáo viên trong dạy – học càng quan trọng hơn, cần chú trọng hơn đến phát triển trí thông minh không gian-thị giác nhằm phát huy khả năng hình dung để hình thành năng lực sáng tạo cho HS.
Để dạy tốt chương trình môn Mĩ thuật đối với khối lớp 1. Chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu sau:
Chương trình Mĩ thuật của khối lớp 1 được cấu trúc phương thức đồng tâm các quy trình :
– Quy trình Tạo hình ba chiều và – Tiếp cận theo chủ đề.
– Xây dựng cốt truyện
– Vẽ theo âm nhạc
– Vẽ cùng nhau và Sáng tác các câu truyện.
– Vẽ biểu cảm.
– Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
– Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
Được nâng cao dần qua yêu cầu của mỗi bài một cách hợp lí, phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi. Học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói – thích hát, thích chơi nhạc và nhớ các giai điệu – thích làm việc theo nhóm – biết cách quan sát nhận xét, so sánh, ước lượng kích thước, tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, độ đậm nhạt,… để tạo ra sản phẩm vẽ, hoặc tạo hình.
Học sinh chủ động, tích cực xây dựng kiến thức, luyện tập và hoạt động thực hành nhiều. Ngay từ các bài học đầu tiên học sinh đã được sống trong môi trường nghệ thuật đúng đắn thì các em sẽ phát huy được hiệu quả học tập cao.
2.1. Phương pháp dạy theo quy trình tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
– Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở: gồm 4 (Tiết)
– Chủ đề 3: Sáng tạo cùng hình vuông,hình tròn,hình chữ nhật,hình tam giác: gồm 2 (Tiết)
Ví dụ 1: – Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở: gồm 4 (Tiết)
Tạo hình khối bằng cách nặn, lắp ráp các vật tìm được. tạo hình biểu đạt không gian ba chiều theo chủ đề của nhóm.
Thông qua quy trình này Giáo viên vừa hướng dẫn cho các em hoàn thành các sản phẩm về ngôi nhà
Ở quy trình này, các em sẽ tự hình dung, sắp xếp và trang trí cho ngôi nhà của mình, biết cách gợi nhớ và mô tả được hình dáng, chi tiết về ngôi nhà và xung quanh. Do điều kiện nên vẫn còn rất nhiều em chưa được học qua chương trình mẫu giáo nên các em vẫn còn rất bỡ ngỡ về màu sắc, vì vậy với những tiết học đầu tiên này giáo viên nên thường xuyên giới thiệu và nhắc lại tên các màu sắc để các em làm quen và ghi nhớ.
Giáo viên chuẩn bị nhiều tranh ảnh về ngôi nhà, hoặc mô hình nhà thật với nhiều màu sắc…Cho các em làm việc theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em, tạo điều kiện để các em biết làm việc tập thể và làm quen với các bạn mới.
Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em bằng các câu hỏi gợi mở:
+ Tường nhà có màu gì?
+ Mái nhà làm bằng chất liệu gì?
+ Cửa sổ và cửa ra vào như thế nào?
+ Xung quanh ngôi nhà có những gì?
– Học sinh vẽ và tô màu ngôi nhà của mình, khuyến khích các em vẽ thêm nhiều chi tiết như: cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, chi tiết về ngôi nhà…
– Khi các thành viên trong nhóm đã hoàn thành xong ngôi nhà, có thể vẽ tiếp cảnh vật xung quanh hoặc xé, cắt dán những ngôi nhà dán qua tờ giấy mới để các em điều chỉnh lại khoảng cách ngôi nhà cho phù hợp.Tiếp theo các em bắt đầu thảo luận vẽ thêm cảnh vật xung quanh như thế nào cho phù hợp: cây, vườn hoa, hàng rào,mây, mặt trời…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]