SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xãHoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu
- Mã tài liệu: MP1047 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 411 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Phương pháp giải quyết vấn đề:
* Phương pháp động não:
* Phương pháp tổ chức trò chơi:
* Phương pháp tranh luận:
* Phương pháp dạy học dự án:
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là đất nước có nhiều thiên tai. Người dân nước ta quen với các cơn bão, lũ quét, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, sự di động của các cồn cát… Những năm gần đây như năm 2017, 2020, 2021 nhiều kỉ lục về thảm họa thiên tai đặc biệt lũ lụt ở Miền Trung, đã có những ngôi làng bị xóa sổ, nhiều tỉnh thành chìm ngập trong nước lũ, rất nhiều người chết và mất tích, tài sản của người dân bỗng chốc tiêu tan.
Cùng với các môn khoa học khác, môn học Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản và cần thiết về thiên tai và những hoạt động của con người trên bình diện quốc tế và quốc gia, làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình cảm tư tưởng đúng đắn, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của biến đổi khí hậu, thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán… diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ. Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế – xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó với thiên tai vào trong các hoạt động thường xuyên của mình. Trong những năm qua môn Địa lí đã thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục kĩ năng sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu toàn cầu…
Tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai không chỉ cung cấp cho học sinh hiểu biết về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thiên tai mà còn giúp các em tìm ra được các giải pháp phòng chống thiên tai, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, vào sản xuất cũng như phát triển kinh tế ở địa phương. Từ đó giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, các em có những hành vi cụ thể đối với những hành động gây tác hại cho môi trường, cho sự biến đổi khí hậu. Các em còn có trách nhiệm tuyên truyền nội dung ứng phó với thiên tai đến bạn bè, gia đình và cả cộng đồng… Làm cho các em nhận thức được vai trò của chính mình trong cuộc chiến phòng chống thiên tai.
Để thực hiện chương trình mục tiêu giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, coi giáo dục ứng phó với thiên tai là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường, nên chúng tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Việc tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với thiên tai trong dạy học môn Địa lí đã được một số tác giả đề cập; tuy nhiên việc đưa vào thực tế dạy học trong trường phổ thông thì chưa được thể hiện cụ thể, việc thiết kế các hoạt động dạy học và đánh giá rút kinh nghiệm chưa được triển khai đại trà.
Trên cơ sở nội dung đề cập trước đó, tác giả phân tích, đánh giá để có cái nhìn tổng hợp về lịch sử nghiên cứu đề tài, nhằm hoàn thiện đề tài của cá nhân đảm bảo tính mới và hiệu quả hơn.
- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu đề tài
- Kiến thức: Học sinh thấy được, hiểu được nguyên nhân gia tăng thiên tai trên thế giới và Việt Nam.
- Kĩ năng: Trang bị cho học sinh một số kĩ năng để nhận biết các thiên tai thường xảy ra ở nước ta. Đồng thời có một số kĩ năng để bảo vệ bản thân, gia đình và giúp đỡ cộng đồng.
- Thái độ: Học sinh sẵn sàng tham gia ứng phó với thiên tai.
2. Nhiệm vụ
- Cập nhật và bổ sung cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục ứng phó với thiên tai trong dạy học môn Địa lí cho học sinh lớp 12 ở các trường THPT cụm Hoàng Mai – Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động tích hợp trong các bài học cụ thể.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí, cụ thể: lớp 12A1 (2021-2022), 12A2 (2021-2022), 12A3 (2021-2022), 12A4 (2021-2022), 12A5 ( 2021-2022) – Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu trong việc giảng dạy môn Địa lí 12 ở trường THPT, tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong từng bài, từng nội dung liên quan.
+ Về thời gian nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu trong năm học 2021 – 2022.
+ Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: Ở một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông 2018; sách giáo khoa địa lí 12, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng địa lí cấp THPT và các tài liệu liên quan đến ứng phó thiên tai; các văn bản chỉ đạo dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Khảo sát tình hình dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh ở môn địa lý cấp THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học thực nghiệm, với những đối tượng học sinh lớp 12 THPT cụ thể ở các trường: Trường THPT Hoàng Mai; Trường THPT Hoàng Mai II; Trường THPT Quỳnh Lưu II nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp đánh giá:
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả.
- ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài góp phần cung cấp cho học sinh các biện pháp ứng phó với thiên tai, đồng thời hình thành cho các em những phẩm chất, năng lực cần thiết, từ đó vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào cuộc sống , đồng thời có ý thức trách nhiệm đối với việc phòng chống thiên tai cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Đề tài cung cấp cho giáo viên những kinh nghiệm trong việc thiết kế và giảng dạy các bài học theo hướng dạy học tích hợp trong môn Địa lí, từ đó góp phần gây hứng thú cho học sinh, giúp các em phát triển năng lực. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]