SKKN Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực
- Mã tài liệu: MP1053 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 599 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Thành |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Thành |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Học liệu số
2 Phần mềm biên tập số
3 Phần mềm chuyển đổi số
4 Đánh giá trực tiếp
5 Đánh giá trực tuyến
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Từ hai thập kỷ qua khi công nghệ thông tin, mạng Internet được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số đã được đặt ra. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và sự thâm nhập của mạng Internet đã dẫn tới những sáng kiến về giáo dục mở với sự xuất hiện của các khóa học trên các nền tảng công nghệ số với sự ra đời của các chương trình ứng dụng học tập, kiểm tra thích ứng và khoa học mở. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường và công nghệ cho những nền tảng này cho thấy „giáo dục số‟ đang phát triển mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-92019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.
Với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục ứng dụng chuyển đổi số phát triển lên bậc cao hơn. Ứng dụng chuyển đổi số giúp GV đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp trong nhiều bối canh.
Hiện nay, các trường phổ thông đã áp dụng công nghệ số vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều lúng túng và hiệu quả chưa cao và chưa phát huy được năng lực của người học, nhất là việc ứng dụng số trong tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh nhất là việc lựa chọn phần mềm phù hợp, hiệu quả, các bước tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng các công cụ đánh giá có ứng dụng chuyển đổi số.
Qua thực tiễn đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Địa lí đã đạt nhiều kết quả nhất định, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng
kiến “ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC
SINH” Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới mà các đề tài khoa học khác trước đây chưa thực hiện, với tâm nguyện xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động dạy học, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá trên nền tảng công nghệ số, góp phần hình thành các năng lực số cho học sinh THPT, đó là yếu tố quan trọng để giúp cho giáo viên thực hiện có hiệu quả với các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như đảm bảo chất lượng dạy học.
- Tính mới và đóng góp của đề tài.
– Đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh qua xây dựng một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số phục vụ trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh trong chương trình Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018
- Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh trong Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đa dạng hóa hình dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh trong chương trình Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018
- Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở đơn vị công tác và một số trường THPT thuộc huyện Yên Thành
- Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm.
– Các giải pháp trong sáng kiến được thực nghiệm trong năm học 2022- 2023
- Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế.
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. – Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG
LỰC SỐ CHO HỌC SINH
1.1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lí và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực môn Địa lí lớp 12 đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin, ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến tại Nghệ An cũng có một số tác giả viết, năm 2020 tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc đã có nghiên cứu “ Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông Con Cuông”. Còn vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá chương trình Địa lí lớp 12 tác giả Vũ Thị Hồng cũng đã nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực”. Năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Tố Hoài cũng có nghiên cứu về “ Phát triển năng lực số cho học sinh THPT theo hướng chuyển đổi số”
Tuy nhiên, vấn đề ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018 trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài sưu tìm được, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đó là một “khoảng trống” rất lớn về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ.
1.2.Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số vấn đề về năng lực số.
1.2.1.1. Năng lực số Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital Skills, Digital Competences …
Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]