SKKN Nâng cao hiệu quả GD Địa lí địa phương thông qua HD trải nghiệm ST chủ đề PT làng nghề thủ công truyền thống huyện Kim Sơn cho HS lớp 10 THPT
- Mã tài liệu: MP1278 Copy
Môn: | ĐỊA LÍ |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 530 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả GD Địa lí địa phương thông qua HD trải nghiệm ST chủ đề PT làng nghề thủ công truyền thống huyện Kim Sơn cho HS lớp 10 THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Xây dựng chủ đề “Phát triển làng nghề thủ công truyền thống”
trong kế hoạch dạy học/ Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục môn Địa lí 10.
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề : Phát triển làng nghề thủ
công truyền thống huyện Kim Sơn .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về làng nghề đan cói huyện Kim Sơn (được tích hợp trong
tiết học giáo dục địa phương trên lớp)
* Hoạt động 2: Tổ chức hội thi chủ đề: Phát triển làng nghề thủ công truyền thống
huyện Kim Sơn
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Nâng cao hiệu quả Giáo dục Địa lí địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề : Phát triển làng nghề thủ công truyền thống huyện Kim Sơn cho học sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A”
Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong dạy học Địa lí 10.
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Nội dung sáng kiến
2.1.1. Giải pháp cũ thường làm
a. Mô tả thực trạng giải pháp cũ thường làm
Hiện nay, trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc đối với học sinh trung học phổ thông. Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Qua thực tiễn dạy học nội dung giáo dục địa phương trong năm học 2022-2023, nhóm tác giả nhận thấy nhiều khó khăn bất cập như:
♦ Về phía chương trình Sách giáo khoa và kế hoạch giáo dục
Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh lớp 10 gồm 35 tiết và được chia làm 5 chủ đề gắn với các môn học. Trong đó, môn Địa lí chủ yếu gắn với nội dung của chủ đề 1: Các nguồn lực để phát triển kinh tế Ninh Bình. Sau chủ đề này học sinh cần trình bày được những đặc trưng về nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình; phân tích được các thế mạnh tự nhiên và kinh tế- xã hội của tỉnh; phát triển và bồi dưỡng được nhiều năng lực kĩ năng,…với một yêu cầu cần đạt tương đối cao cho nội dung kiến thức tương đối rộng và khó như vậy thì thời lượng 6 tiết là chưa đủ để giáo viên thiết kế các hoạt động dạy – học và áp dụng các phương pháp hình thức dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực của học sinh.
Năm 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018, chủ đề 1 do giáo viên môn Địa lí giảng dạy được học ngay từ đầu năm học, nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh còn rất ít gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế hoạt động dạy học và khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự học.
♦ Về phía Giáo viên:
– Phương pháp dạy học đã được giáo viên đổi mới như sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học dự án. Song phần lớn các phương pháp mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp lí thuyết nên chưa thực sự hấp dẫn với học sinh.
– Qua việc đổi mới phương pháp dạy học ở trên lớp nên giáo viên cũng đã có những thay đổi về hình thức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như dạy học cặp đôi/ nhóm nhỏ. Nhưng do thời lượng tiết học ngắn mà khối lượng kiến thức của bài học lớn, mặt khác nội dung giáo dục địa phương thường gắn với thực tiễn nên các hình thức dạy học gò bó trong không gian lớp học sẽ không mang lại hiệu quả cao.
– Giáo viên đã có những hình thức kiểm tra đánh giá như sau: Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận ngắn, chấm điểm hoạt động nhóm,..Qua đó đã đánh giá được mức độ hình thành kiến thức, kỹ năng của học sinh về nội dung giáo dục địa phương. Song các hình thức kiểm tra đánh giá trên còn chưa phát huy được hết năng lực của học sinh.
♦ Về phía học sinh:
Đa số học sinh đều tích cực trong giờ học giáo dục địa phương, tuy nhiên với một lượng kiến thức lớn mang tính khái quát cao, thời lượng học lạị ngắn đã gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Các em vẫn đang tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Kiến thức lí thuyết nhiều khiến học sinh cảm thấy nhàm chán trong các tiết học. Tiết học gói gọn trong 45’ khiến thời gian thảo luận nhóm không nhiều, phần lớn các em học sinh không có cơ hội được trình bày ý kiến của mình trước cả lớp điều này làm hạn chế các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình của học sinh. Vì vậy các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp khắc phục các hạn chế trên trong môn giáo dục địa phương.
b. Ưu điểm của giải pháp cũ
Chương trình giáo dục địa phương lớp 10 hiện tại đã đáp ứng được mục tiêu truyền đạt các kiến thức cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, của địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Riêng với nội dung địa lí địa phương ngoài việc cung cấp các kiến thức, chương trình cũng hướng đến việc phát triển các kĩ năng như: làm việc nhóm, đọc, phân tích bản đồ, bẳng số liệu,..phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
c. Nhược điểm cần khắc phục của giải pháp cũ
– Hạn chế 1: Trước đây giáo dục địa phương thường được dạy trong các tiết học địa lí, lịch sử vì vậy nội dung dạy học thường khá rời rạc và không được chú trọng. Từ năm học 2022-2023 giáo dục địa phương trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc nên nội dung kiến thức đã có tính thống nhất cao hơn tuy vậy các chủ đề mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm, chưa gắn nhiều với các hoạt động thực tiễn tại địa phương.
– Hạn chế 2: Phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên còn nặng về lối truyền thụ kiến thức, ít chú trọng đến việc hình thành năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực vận dụng tri thức địa lí vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Hầu hết giáo viên đã và đang rất quan tâm đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đồng thời đánh giá cao tầm quan trọng của vấn đề này trong hoạt động dạy học. Nhưng chưa chú trọng đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục địa phương cho học sinh, năm học 2022-2023 lại là năm đầu tiên giáo dục địa phương được tách thành một môn học độc lập do đó giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động học, không nắm được phương pháp, hình thức tổ chức thế nào cho hiệu quả và đúng định hướng mà hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ mang lại.
– Hạn chế 3: Học sinh học các kiến thức, nhưng thiếu hiểu biết về các vấn đề thực tiễn, chưa được tự tay tạo ra các sản phẩm mang đặc trưng riêng của địa phương,
Thực tế, khi được học về nguồn lực: dân cư và lao động thì một trong những thế mạnh của lao động Ninh Bình lầ cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong các nghề thủ công truyền thống, học sinh đã lấy được ví dụ về nghề dệt chiếu, đan cói của quê hương Kim Sơn. Nhiều em học sinh muốn được tìm hiểu sâu hơn về làng nghề chiếu, cói huyện Kim Sơn, được trải nghiệm và tự tay tạo ra các sản phẩm từ cói, bèo bồng, bẹ chuối,….cũng chính là tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Chính vì những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy chương trình giáo dục địa phương và phương pháp dạy học hiện nay chưa phát triển được tính sáng tạo và các năng lực cần thiết của học sinh mà toàn ngành giáo dục cũng như cả nước đang hướng tới, đặc biệt là năng lực vận dụng tri thức địa lí vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2.1.2.Các giải pháp mới cải tiến
Sáng kiến được hình thành dưới dạng một Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tập trung nhiều đến việc tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa, thông qua đó học sinh được tìm hiểu sâu hơn về làng nghề chiếu cói huyện Kim Sơn, được trải nghiệm quá trình tạo ra một sản phẩm từ cói, sáng tạo nên một không gian trưng bày các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của địa phương,…Hoạt động trải nghiệm này còn hướng tới việc hình thành, phát triển các năng lực cho HS như: Năng lực giải quyết các vấn đề sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình. Nội dung giải pháp mới trong sáng kiến có thể được tóm tắt như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng chủ đề “Phát triển làng nghề thủ công truyền thống” trong kế hoạch dạy học/ Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục môn Địa lí 10.
* Mô tả giải pháp mới
– Nguyên tắc tích hợp:
+ Nội dung tích hợp tính thực tiễn và ứng dụng cao.
+ Thông qua chủ đề, học sinh được tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển, vai trò, thực trạng vầ định hướng phát triển của làng nghề, đồng thời HS được trải nghiệm quá trình chế tạo các sản phẩm thủ công của địa phương.
+ Nội dung tích hợp cần có thời lượng hợp lí, đủ thời gian để học sinh có thể vận dụng kiến thức địa lí để tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương và được tự chế tạo, triển lãm các sản phẩm thủ công của địa phương.
Với những nguyên tắc trên, chúng tôi lựa chọn xây dựng chủ đề ““Phát triển làng nghề thủ công truyền thống”” nằm trong kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của Tổ/nhóm chuyên môn trong năm học 2022-2023 ngay từ đầu năm học, nhằm:
+ Tách biệt chủ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]