SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hứng thú và thành tích trong huấn luyện ND Ném lựu đạn xa trúng đích cho đội tuyển GDQPAN khối 11 THPT
- Mã tài liệu: MP1282 Copy
Môn: | GDQP |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 494 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan B |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan B |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hứng thú và thành tích trong huấn luyện ND Ném lựu đạn xa trúng đích cho đội tuyển GDQPAN khối 11 THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bài Tập 1: Xoay các khớp, ép dọc và ép ngang.
Bài Tập 2: Chống đẩy
Bài Tập 3: Bật nhảy tại chỗ đổi chân ( chân trước chân sau)
Bài tập 4: Chuyển tạ từ tay này sang tay kia
Bài tập 5: Mô phỏng động tác ném lựu đạn ( không sử dụng súng)
Bài tập 6: Tập ném lựu đạn với các cự ly khác nhau
Mô tả sản phẩm
1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hứng thú và thành tích trong huấn luyện nội dung ném lựu đạn xa trúng đích cho đội tuyển Giáo dục Quốc phòng và An ninh khối 11 trường THPT Nho Quan B”
Lĩnh vực áp dụng: Huấn luyện và giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của trường, lớp, học sinh trước khi áp dụng giải pháp
1.1. Những mặt mạnh
* Về phía nhà trường.
– Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến bộ môn GDQP&AN do đó luôn tạo điều kiện thuận lợi để công tác giảng dạy cũng như huấn luyện môn Quốc phòng trong nhà trường được phát triển.
– Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, định hướng trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
– Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí để giáo viên được tham gia đầy đủ, hiệu quả các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, các chuyên đề do Sở giáo dục phối hợp với các nhà trường tổ chức, sau đó sẽ cho báo cáo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào dạy học và huấn luyện.
– Đầu tư tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho dạy học và huấn luyện.
– Khích lệ giáo viên tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng cách khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ nhóm.
* Về phía giáo viên.
– Đội ngũ giáo viên trẻ, say mê chuyên môn, có tình yêu nghề và tinh thần ham học hỏi vì vậy đa số các giáo viên đều khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận với công nghệ, phương pháp dạy học mới và vận dụng hiệu quả.
– Luôn cố gắng không ngừng để trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn.
– Bản thân tôi được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức từ những thầy cô, đồng nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng, tôi luôn cố gắng tiếp cận cái mới từ đó chắt lọc để vận dụng cho phù hợp trong giảng dạy và huấn luyện môn GDQP&AN.
* Về học sinh.
– Phần lớn học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống.
– Có nhiều học sinh ham thích môn học GDQP&AN, đặc biệt là những giờ học thực hành như ném lựu đạn xa trúng đích. Học sinh có tư duy tốt, có năng khiếu nên tiếp thu rất nhanh.
1.2. Những tồn tại, hạn chế
a. Về cơ sở vật chất
Bên cạnh những điểm mạnh được phân tích ở trên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế. Cụ thể:
Nhà trường đang trong thời gian xây dựng nên còn rất nhiều khó khăn về sân bãi để phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện. Nhiều lớp cùng học thể dục và quốc phòng trong sân thể dục rất trật hẹp dẫn đến khó khăn cho học sinh luyện tập và ném lựu đạn xa trúng đích được thuận lợi và an toàn.
Dụng cụ, thiết bị phục vụ cho dạy học và tập luyện đôi khi chưa được kịp thời.
b. Đối với học sinh:
– Nhiều học sinh ở xa trường không thuận lợi cho việc tập luyện và huấn luyện.
– Chất lượng điểm tuyển sinh vào 10 nhìn chung còn thấp.
– Quan điểm tiếp cận và nhận thức của nhiều học sinh còn chưa tích cực: Đối với các em môn GDQP&AN được coi là môn học phụ, không thi đại học cho nên thiếu sự đầu tư, thiếu sự nỗ lực và thiếu sự cố gắng vươn lên trong học tập. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học nói chung và chất lượng chọn đội tuyển nói riêng. Những điều này góp phần làm cho việc phát hiện, tuyển chọn và huấn luyện những học sinh có năng khiếu tham gia đội tuyển gặp nhiều khó khăn.
– Học đan xen giữa các tiết văn hóa, thời gian học 45 phút, trang phục không đúng quy định rất khó cho việc vận động và tập luyện được nghiêm túc và có hiệu quả
– Đa phần học sinh thực hiện được động tác ném lựu đạn nhưng để ném lựu đạn trúng đích đối với nữ 20m, nam 30m thành tích rất kém.
c. Đối với giáo viên:
– Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nhiều giáo viên môn GDQP&AN đã có tinh thần đổi mới phương pháp, dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn e ngại trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy.
– Môn GDQP&AN là môn đặc thù có cả lý thuyết và thực hành. Thiết bị dạy học cũng nhiều khác biệt, trong khi năng lực của giáo viên trong việc sử dụng các thiết bị dạy học và giảng dạy còn hạn chế.
Từ những lí do trên dẫn đến kết quả học tập và huấn luyện chưa cao, góp phần cho việc chọn nhân tố tham gia hội thao GDQP&AN còn nhiều hạn chế. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để tạo động lực, hứng thú và nâng thành tích cho đội tuyển. Chính vì vậy, tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi và mạnh dạn đưa ra 1 số bài tập nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trên là: “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hứng thú và thành tích trong huấn luyện nội dung ném lựu đạn xa trúng đích cho đội tuyển Giáo dục Quốc phòng và An ninh khối 11 trường THPT Nho Quan B”
2.Thực trạng học tập môn Giáo dục Quốc phòng trước khi áp dụng giải pháp
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học tôi nhận thấy các em học sinh vẫn coi nhẹ, cho rằng đây là môn phụ không tham gia thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Bên cạnh đó, việc học tập nội dung thực hành phải tập dưới thời tiết nắng, nóng có khi còn gây bẩn quần áo nên ý thức học tập của một số bộ phận học sinh còn chưa tốt, ngại tập luyện dẫn đến chất lượng học tập nội dung học thực hành còn chưa cao.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]