SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực vàtác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, – CÁNH DIỀU
- Mã tài liệu: MP1071 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | cánh diều |
Lượt xem: | 508 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 65 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 65 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, – CÁNH DIỀU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình hóa
2. Liệt kê các nội dung có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh tự làm mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” phần Thạch Quyển – Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều
3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình khi dạy học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất”.- Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều
4. Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do lựa chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI với những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà sức lao động của con người đã được giải phóng, năng suất lao động ngày càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Chính vì vậy, xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển từ giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực người học để hướng tới đào tạo nguồn lạo động vừa có phẩm chất, năng lực, tay nghề vững vàng vừa có những kĩ năng sống cần thiết.
Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu . Hòa chung với xu hướng giáo dục của thế giới, giáo dục của Việt Nam đang có những bước chuyển mình để đổi mới, thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó đã được khẳng đỉnh tại nghị quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Như vậy định hướng cơ bản của việc đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Năm học 2022- 2023 này, nền giáo dục nước nhà đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hoạt động dạy học thực sự gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học chứ không chỉ là mang tính chất định hướng như trước đây.
Tuy nhiên, từ thực tế công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang dạy học theo phương pháp truyền thống, mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu để sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học mới, chưa đa dạng các hình thức dạy học nên chưa tạo ra sự hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt các em còn gặp nhiều lúng túng khi ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Là các giáo viên công tác giảng dạy nhiều năm ở một trường miền núi của tỉnh Nghệ An chúng tôi nhận thấy đổi mới là cần thiết và cấp bách. Chúng tôi đã tìm tòi, mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức, nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong đó, tổ chức cho học sinh tự làm mô hình là một phương pháp rất hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều” với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng mô hình tự làm trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.
- Mục đích nghiên cứu
– Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn, đề xuất một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh có sử dụng mô hình khi tìm hiểu các chủ đề trong phần Thạch quyển – Địa lí 10, sách Cánh Diều nhằm đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Địa lí tại các trường THPT.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 10,
- Chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng của học sinh khi học tập bộ môn Địa lí và phương pháp tổ chức hoạt động tự làm mô hình trong các hoạt động học tập chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều.
- Giả thuyết khoa học
– Nếu tổ chức hoạt động tự làm mô hình một cách có cơ sở khoa học, có tính khả thi thì sẽ tạo được hứng thú, kích thích tính chủ động, tích cực học tập của học sinh và phát triển nhiều phẩm chất và năng lực người học khi tìm hiểu về kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp sử dụng mô hình, các hình thức tổ chức và quy trình vận dụng phương pháp sử dụng mô hình trong dạy học Địa lí trường THPT.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng mô hình nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Tây Nghệ An; Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện.
- Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, đề xuất những nội dung có thể vận dụng phương pháp sử dụng mô hình.
- Thiết kế các hoạt động học tập theo phương pháp hướng dẫn tự làm mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều.
- Thực nghiệm sư phạm trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của đề tài và khả năng áp dụng dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu các dạng hoạt động học tập tổ chức hoạt động tự làm mô hình để bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh qua chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách cánh Diều.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10
tại các trường THPT trong huyện Anh Sơn và một số huyện Tây Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
- Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học Địa lí, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dục, tài liệu …sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc nội dung làm cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Tổ chức điều tra tình hình dạy học môn Địa lí của một số giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Tây Nghệ An.
6.2.2. Phương pháp thống kê
- Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài.
- Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh, sản phẩm của học sinh (mô hình) sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán trên phần mềm Excel máy tính.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]