SKKN Sửa Sai Kĩ Thuật Chuyền Bóng Cao Tay Bằng Các Bài Tập Bổ Trợ Môn Bóng Chuyền Cho Học Sinh Khối 11
- Mã tài liệu: MP1316 Copy
Môn: | THỂ DỤC |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 582 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sửa Sai Kĩ Thuật Chuyền Bóng Cao Tay Bằng Các Bài Tập Bổ Trợ Môn Bóng Chuyền Cho Học Sinh Khối 11“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Biện pháp 1: Chia nhỏ kỹ thuật để phân tích cho học sinh dễ hình dung: Phân tích riêng kỹ thuật tay, kỹ thuật tư thế chuẩn bị, động tác chuyền bóng và kết thúc.
– Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập bổ trợ:
+ Bài tập 1: Bài tập bổ trợ động tác hình tay.
+ Bài tập 2: Bài tập bổ trợ hình tay tiếp xúc với bóng.
+ Bài tập 3: Bài tập chuyền bóng vào tường.
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
SỬA SAI KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH KHỐI 11
Lĩnh vực áp dụng: Môn Bóng chuyền khối 11.
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm
Trong giảng dạy các kỹ thuật của môn Bóng chuyền, việc cho học sinh tập luyện theo động tác mẫu của giáo viên thường là giai đoạn dễ gây chán nản, mất tập trung cho học sinh. Chuyền bóng cao tay là một kỹ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công. Đây là kỹ thuật quan trọng trong các trận thi đấu bóng chuyền bởi kỹ thuật chuyền bóng cao tay là cầu nối giữa phòng thủ và tấn công và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đợt tấn công.
Cách dạy này nghiêng về cách dạy học truyền thống với người dạy là trung tâm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh, có thể biến kém chủ động trong quá trình xử lí đề người học sẽ lĩnh hội các nội dung theo phương thức đã được lập trình sẵn, được làm mẫu. Đây là cách làm cho tới nay không còn phù hợp.
– Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong công tác giảng dạy. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy được nhà trường quan tâm, đầu tư: có nhà đa chức năng, sân bóng đá nhân tạo, sân bóng rổ, sân bóng chuyền … đạt tiêu chuẩn dạy và học.
Học sinh dễ dàng hình dung cách thực hiện kĩ thuật động tác.Tuy nhiên, chỉ sử dụng phương pháp làm mẫu, thuyết trình áp đặt học sinh kĩ thuật động tác của người dạy sẽ khiến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập; hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc.
Đối với nội dung học mới kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong môn Bóng chuyền, học sinh khó thực hiện được kỹ thuật của động tác, thường mắc các lỗi như: hai lòng bàn tay để quá thấp (ngang vai trở xuống) hoặc tay để quá xa người; hai bàn tay để thẳng, cứng, các ngón tay khép chặt, hai ngón tay cái chĩa ra trước, khoảng cách của hai tay quá xa… làm ảnh hưởng đến sự chính xác và rất dễ gây nên chấn thương các khớp ngón tay.
Phương pháp cũ hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu giáo dục theo hướng đổi mới phát huy năng lực, phẩm chất người học của giáo dục hiện nay. Do đó người giáo viên cần thấy được tầm quan trọng của việc hướng dẫn các e các bài tập bổ trợ, cung cấp cho học sinh những công cụ thiết thực để có thể chủ động xử lí đề trong quá trình thực hiện động tác.
b. Giải pháp mới cải tiến
Qua nhiều năm giảng dạy, khi giảng dạy đến nội dung kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong môn Bóng chuyền. Để học sinh dễ hình thành kỹ thuật động tác tôi áp dụng các bài tập bổ trợ để giảng dạy giúp cho học sinh dễ thực hiện được đúng động tác, tháo gỡ những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Bằng những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khi các em học sinh học kỹ thuật chuyền bóng cao tay được áp dụng các bài tập bổ trợ thì các em dễ thực hiện được kỹ thuật, ít mắc các lỗi sai trong quá trình luyện tập. Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi đã đưa ra biện pháp sửa sai kỹ thuật chuyền bóng cao tay thông qua các bài tập bổ trợ.
– Bản chất của giải pháp mới:
Từ xưa tới nay rất nhiều giáo viên dạy học sinh bằng cách thuyết trình, làm mẫu động tác. Đặc biệt tất cả học sinh đều làm theo động tác mẫu của giáo viên. Điều này đã tạo ra cùng một khuôn, thiếu sự chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình tập luyện. Bản chất của việc thực hiện các bài tập bổ trợ là cung cấp cho học sinh cách tự thực hiện các bài tập, trao cho học sinh công cụ, hướng dẫn học sinh thực hiện có định hướng nhưng người học vẫn có thể thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình thực hiện yếu lĩnh kĩ thuật động tác.
– Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
+ Học sinh trường THPT chuyên Lương Văn Tụy đa số học sinh có tinh thần chủ động, tích cực học tập, có kĩ năng, có tư duy sáng tạo. Đặc biệt là học sinh chuyên các môn tự nhiên, nhiều em có khả năng thực hiện các kĩ thuật rất tốt, vận dụng kĩ năng linh hoạt, nhuần nhuyễn trong quá trình thi đấu. Chính vì vậy việc cung cấp, hướng dẫn cách thực hiện các bài tập bổ trợ sẽ vô cùng quan trọng giúp học sinh hoàn toàn chủ động khi thi đấu.
+ Tôi chia nhỏ kỹ thuật để phân tích cho học sinh dễ hình dung: Phân tích riêng kỹ thuật tay, kỹ thuật tư thế chuẩn bị, động tác chuyền bóng và kết thúc.
+ Tôi sử dụng các bài tập bổ trợ:
Bài tập 1: Bài tập bổ trợ động tác hình tay.
Bài tập 2: Bài tập bổ trợ hình tay tiếp xúc với bóng.
Bài tập 3: Bài tập chuyền bóng vào tường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]