SKKN Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 thông qua công tác chủ nhiệm”,
- Mã tài liệu: MT0077 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 553 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 thông qua công tác chủ nhiệm”,”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động xây dựng nội quy lớp học của học sinh
2.2. Tổ chức tham gia bầu Ban cán sự lớp nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
2.3. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hỗ trợ HS phát triển cảm xúc tích cực
2.4. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua tổ chức trò chơi theo chủ đề sinh hoạt lớp
2.5. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua tổ chức tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu chung cho chiến lược phát triển đất nước về phát triển con người toàn diện, có sức khỏe, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc.
Trước yêu cầu đó, Bộ GD & ĐT đã đưa ra Nghị quyết Trung ương số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện theo các trụ cột giáo dục của UNESO: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định. Để đạt được các trụ cột đó, giáo dục Việt Nam cần phát triển cho
HS những năng lực như: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể và tất cả được cụ thể hóa thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
Những năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo sẽ được hình thành, phát triển tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Do đó, công tác giáo dục ở mỗi trường học, nhất là giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường cho học sinh được phát triển các phẩm chất và năng lực, trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và quản lí trong lớp chủ nhiệm.
Tại trường THPT Quỳnh Lưu 3, GVCN cũng dựa trên nhiệm vụ chung và xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện và theo dõi, đánh giá HS mà chưa chú trọng đến việc phát triển các năng lực, trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Trong khi đó, các em học sinh lớp 10 là những em học sinh vừa mới chuyển từ cấp 2 lên cấp 3 với nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm về môi trường học tập với thầy cô mới, bạn bè mới từ các địa phương khác nhau nên rất cần năng lực giao tiếp và hợp tác. Chương trình, phương pháp học tập mới, cách quản lí mới đòi hỏi các em phải có năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, linh hoạt để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện của bản thân.
Từ những lí do trên và từ thực tiễn bản thân trong công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã chọn đề tài “ Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 thông qua công tác chủ nhiệm”, nhằm đưa ra được những giải pháp phù hợp trong công tác giáo dục và quản lí học sinh, giúp học sinh phát triển được những năng lực theo mục tiêu Chương trình giáo dục 2018
- Mục đích nghiên cứu
Về phía giáo viên: Đưa ra được các giải pháp giáo dục và quản lí lớp học hiệu quả thông qua công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng nội quy lớp học và xây dựng được cảm xúc tích cực cho học sinh, thực hiện các chủ đề sinh hoạt lớp bằng trò chơi, tổ chức và hỗ trợ HS tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thông qua thực hiện các giải pháp, giáo viên sẽ giúp các em phát triển được các năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với mọi tình huống trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Về phía học sinh: Học sinh được đưa ra ý kiến, được tham gia, được cùng nhau thực hiện những giải pháp do chính mình xây dựng; các em được đồng hành, hướng dẫn để thoát khỏi những cảm xúc chưa đúng hướng, xây dựng cho mình mình cảm xúc và hành động tích cực. Từ đó, hình thành và phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS, giúp HS nhận thấy được bản thân mình có giá trị, được tôn trọng và mong muốn được phát triển, được cống hiến cho tập thể và cộng đồng.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS lớp 10 thông qua công tác chủ nhiệm.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Đối tượng: học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 3.
- Thời gian khảo sát, áp dụng: năm học 2022 2023.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Quản lí lớp học; năng lực hợp tác, giao tiếp; giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: Khảo sát nhu cầu và thực trạng về quản lí lớp học của giáo viên và học sinh.
- Đề xuất các giải pháp quản lí lớp nhằm phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Tiến hành áp dụng nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất.
- Phương pháp nghiên cứu; Thời gian nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát, trao đổi với giáo viên và học sinh; điều tra, phỏng vấn.
+ Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế.
+ Khảo sát, xử lý, tổng hợp thông tin.
+ Khảo sát để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
+ Phương pháp bổ trợ: thống kê toán học, biểu đồ để rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
- Tính mới; Hướng phát triển của đề tài
Tính mới
Với đề tài này, tác giả đưa ra giải pháp quản lí lớp học theo hướng đề cao vai trò hợp tác của học sinh trong quá trình thực hiện và chú trọng đến việc hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. HS được trực tiếp tham gia, trực tiếp đưa ra giải pháp thực hiện trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng nội quy lớp học và xây dựng các cảm xúc tích cực, trải nghiệm trong các hủ đề sinh hoạt lớp, tạo ra những sản phẩm đề tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em sẽ được phát triển những năng lực và phẩm chất cho bản thân mình.
Lần đầu tiên được áp dụng ở trường THPT Quỳnh Lưu 3, HS được trở thành chủ thể trong lớp chủ nhiệm, được làm chủ trong việc lựa chọn những người bạn sẽ hỗ trợ, quản lí mình; được tự mình thiết kế lên những nội quy phù hợp để thực hiện; được tự mình tìm ra nguyên nhân, tự mình từng bước thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, những mâu thuẫn. Từ đó, giúp cho HS có được cách thức giao tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa HS – HS, giữa HS – GV, có được khă năng giải quyết các vấn đề xảy ra trong học tập và cuộc sống, giải thoát được những strees và mâu thuẫn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Mặt khác, qua quá trình làm chủ các hoạt động trong lớp chủ nhiệm, các em có những ý tưởng mới giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này.
Thông qua các hoạt động nhằm hướng tới phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, không chỉ các năng lực khác như năng lực tự chủ và tự học, năng lực thể chất, thẩm mỹ mà các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thưc cũng được hình thành và phát triển theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]