SKKN Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua công tác chủ nhiệm tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0102 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 476 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua công tác chủ nhiệm tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phát triển năng lực tự tin thông qua hoạt động sinh hoạt lớp và trải nghiệm sáng tạo.
3.1.1. Thông qua hoạt động sinh hoạt lớp.
3.1.2. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
3.2. Phát triển năng lực tự học thông qua hoạt động tạo động lực tự học và hoạt động quản lý thời gian.
3.2.1. Thông qua hoạt động tạo động lực tự học.
3.2.2. Thông qua hoạt động quản lý thời gian.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến và đã trở thành xu hướng chung của toàn ngành giáo dục. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho học sinh hình thành được những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết để xử lý được những tình huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày.
Trong tất cả các kĩ năng sống căn bản giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất thì không thể không kể đến kĩ năng tự học và tự tin. Tự tin giúp cho học sinh vượt qua mọi thử thách trong trường học và cuộc sống, sẽ tin ở năng lực bản thân và luôn hi vọng đạt được mục tiêu của mình, luôn thích thú thử nghiệm những điều mới mẻ và chính những trải nghiệm mới lại giúp các em học hỏi tốt hơn. Tự học giúp học sinh chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình, là nhân tố “nội lực” có tác dụng quyết định chất lượng học tập và sự phát triển của học sinh.
Tuy nhiên, HS trường THPT Kỳ Sơn đa phần là con em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài, môi trường sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các phương tiện truyền thông về văn hóa, xã hội còn chưa phổ biến nên các em thường nhút nhát và thiếu tự tin, đa số lại ít nói, ngại tiếp xúc hơn so các bạn cùng trang lứa và chậm xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đi học xa nhà, phải ở trọ, phải tự chăm lo cho bản thân, thiếu sự hướng dẫn chỉ bảo của gia đình, nhiều em chưa quan tâm đến việc học, thiếu ý thức tự giác, tích cực, chủ động chiếm lấy kiến thức, thỉnh thoảng mới tự học hoặc chỉ học khi có kiểm tra, rất ít học sinh hỏi thầy cô khi không hiểu bài. Nên kết quả học tập chưa cao. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường chúng tôi nhận thấy việc hình thành và phát triển năng lực tự tin, tự học cho các em học sinh dân tộc thiểu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhằm giúp các em tự tin, chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời, vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học và tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Kỳ Sơn”
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực tự học và tự tin từ đó đề xuất các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho HS vùng cao.
3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài
Do đặc điểm HS trường THPT Kỳ Sơn đa phần là con em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài, môi trường sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các phương tiện truyền thông về văn hóa, xã hội còn chưa phổ biến nên các em thường nhút nhát và thiếu tự tin, đa số lại ít nói, ngại tiếp xúc hơn so các bạn cùng trang lứa và chậm xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đi học xa nhà, phải ở trọ, phải tự chăm lo cho bản thân, thiếu sự hướng dẫn chỉ bảo của gia đình, nhiều em chưa quan tâm đến việc học, thiếu ý thức tự giác, tích cực, chủ động chiếm lấy kiến thức, thỉnh thoảng mới tự học hoặc chỉ học khi có kiểm tra, rất ít học sinh hỏi thầy cô khi không hiểu bài. Nên kết quả học tập chưa cao; Điểm mới ở đây là bản thân chúng tôi áp dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương miền núi các giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học và tự tin để tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài đã góp phần khắc phục tình trạng học sinh ngại giao tiếp, nhút nhát, thiếu tự tin, thiếu kĩ năng tự học, dấn đến lười học, học tập không có mục đích, thiếu kĩ năng sống. Thay vào đó học sinh có ý thức và phương pháp tự giác trong học tập, tham gia tích cực, chủ động, thể hiện quan điểm bản thân trong các hoạt động giáo dục, đáp ứng được quan điểm, yêu cầu phát triển năng lực theo chương trình GDPT 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Công tác chủ nhiệm của giáo viên THPT.
- Năng lực tự học, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Thực nghiệm tại Trường THPT Kỳ Sơn- Huyện Kỳ Sơn.
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021 – 2022 đến nay.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm về năng lực tự học và tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số.
1.1.1. Khái niệm năng lực.
Theo từ điển Tiếng Việt năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”. Theo Phạm Minh Hạc “năng lực là một tổ hợp phức tạp những thuộc tính tâm lí của mỗi người, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả”. Theo Nguyễn Quang Uẩn “năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả”.
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân, được hình thành và phát triển trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, là khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu.
1.1.2. Khái niệm tự học.
Nhà tâm lí học N.A.Rubakin xem quá trình tự tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo của chủ thể.
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức: “Tự học là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường. Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn.
Người có tính tự học có một số biểu hiện sau:
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ.
- Chủ động, sáng tạo trong công việc học tập.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch ấy.
- Luôn tập trung để lắng nghe, tiếp thu kiến thức cơ bản
- Dành nhiều thời gian để tự tìm tòi tài liệu, kiến thức nâng cao.
- Luôn suy nghĩ, hoặc đặt câu hỏi về bất cứ đề tài nào và luôn cố gắng tìm ra đáp án.
- Luôn trao đổi kiến thức mới với thầy cô và bạn bè, những người xung quanh.
- Khiêm tốn, biết lắng nghe những lời hướng dẫn, chỉ bảo từ người khác.
- Không phụ thuộc vào bất cứ ai.
- Tạo lập thói quen đọc sách, nghiên cứu tài liệu mỗi ngày.
- Thường xuyên ôn tập và kiểm tra lại những kiến thức mình đã được học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]