SKKN Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MT0116 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 548 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở giai đoạn hiện nay.
3.2. Lựa chọn các ứng dụng CNTT phù hợp với các hoạt động giáo dục của công tác chủ nhiệm lớp và cơ sở vật chất hiện tại.
3.3. Hướng dẫn một số kĩ năng ứng dụng CNTT và cách ứng xử văn minh, an toàn trên không gian mạng cho học sinh lớp chủ nhiệm.
3.4. Thực hiện ứng dụng chuyển đổi số để tổ chức các hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp.
3.5. Xây dựng kế hoạch bài học tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề có các nội dung ứng dụng chuyển đổi số.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn gọi là thời đại 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội và ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi các phương thức giáo dục nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dự thảo kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn 2021 – 2025 (tầm nhìn 2030) đã đặt ra mục tiêu đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, đưa tương tác trải nghiệm trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu hàng ngày với mỗi người học và mỗi nhà giáo, nâng cao năng lực tự học cho người học, thúc đẩy phát triển năng lực số cho người dạy, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại 4.0.
Trong những năm gần đây, chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Trong bối cảnh môi trường kĩ thuật số phát triển rất nhanh và ngày càng trở nên phổ biến, các thầy, cô giáo cần nỗ lực để khai thác thế mạnh kĩ thuật số mang lại để giúp học sinh có được các năng lực, phẩm chất cũng như những năng lực số cơ bản cũng giúp các em linh hoạt, dễ dàng thích nghi để sống, làm việc và thành công trong điều kiện mới.
Trong thực tế, giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên giảng dạy, vừa làm chủ nhiệm sẽ đảm đương cả hai nội dung cơ bản trong chuyển đổi số của mỗi nhà trường đó là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Việc giáo viên chủ nhiệm ứng dụng hợp lí công nghệ thông tin – truyền thông có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh, góp phần lan tỏa nhanh và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong nhà trường.
Thế nhưng, thực trạng vận dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp hiện nay còn rất chậm, chưa phát huy được năng lực của giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất hiện tại. Giáo viên chủ yếu chỉ quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ số vào công tác chuyên môn, hỗ trợ trong bài dạy chứ chưa đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy, việc tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, chúng ta vẫn cần áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Việc ứng dụng công nghệ số không những sẽ khắc phục được những khó khăn cho công tác chủ nhiệm mà còn tạo ra bầu không khí mới mẻ hấp dẫn thu hút hơn trong giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng.
Trong mối quan hệ Gia đình – Nhà trường – Xã hội, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, vừa là lực lượng chính vừa là cầu nối hữu hiệu nhất trong việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trường đến với học sinh và cha mẹ học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên, qua một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An”.
- Mục đích nghiên cứu.
- Khắc phục được một số tồn tại trong thực tiễn của công tác chủ nhiệm lớp, phù hợp xu thế thời đại 4.0.
- Đề xuất một số giải pháp có ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp và góp phần phát triển kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyển đổi số trong giáo dục.
- Đánh giá thực trạng về việc ứng dụng chuyển đổi số hiện nay trong công tác chủ nhiệm ở các trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Xuân Ôn nói riêng.
- Đề xuất các giải pháp có ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp và góp phần phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa phát triển năng lực số cho học sinh lớp chủ nhiệm, thực nghiệm và đánh giá.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Một số giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp, áp dụng tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An (lớp 10A1 năm học 20212022, lớp 11A1 năm học 2022-2023; lớp 12A7 năm học 2021-2022, lớp 10A6 năm học 2022-2023).
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 3 năm 2023.
- Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích, so sánh, hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm.
- Quan sát việc sử dụng công nghệ số trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn.
- Quan sát việc ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm của các giáo viên trường THPT Nguyễn Xuân Ôn.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh, giáo viên, phụ huynh về các khó khăn và các giải pháp đã thực hiện trong quá trình chuyển đổi số trong trường học khi thực hiện các hoạt động giáo dục của công tác chủ nhiệm.
5.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, bằng mạng xã hội đối với đề tài.
- Xây dựng phiếu hỏi, điều tra khảo sát về thực trạng và các giải pháp đã thực hiện về vấn đề ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm.
- Sử dụng các ứng dụng Zalo, messenger, gmail để đăng tải và gửi các phiếu điều tra khảo sát đến các GV và HS trong và ngoài trường trên địa bàn.
5.2.4. Phương pháp thống kê.
- Thống kê số liệu thu thập được từ kết quả khảo sát để thấy rõ được nhu cầu và tính cấp thiết của việc chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm cũng như tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp có trong để tài.
- Tính mới và đóng góp của đề tài.
- Đề tài đưa ra các giải pháp mới mẻ, hiệu quả, dễ áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp bằng cách ứng dụng chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của giáo dục trong thời đại 4.0.
- Các giải pháp đề tài đưa ra không những hướng đến đội ngũ GV đang và sẽ làm công tác chủ nhiệm lớp mà còn tập trungvào HS, định hướng phát triển nhiều phẩm chất và năng lực quan trọng cho các em.
- Theo hướng nghiên cứu của đề tài, HS được tham gia vào việc ứng dụng CNTT để tìm hiểu và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục do GVCN tổ chức, qua đó góp phần phát triển năng lực số cho HS.
- Góp phần tạo ra môi trường giáo dục linh hoạt, tăng khả năng tương tác hai chiều giữa GV và HS (cả PH) mà không bị giới hạn bởi không gian và ngoại cảnh, tạo ra mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết giữa GV-HS-PH, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục ngay cả trong hoàn cảnh thay đổi do dịch bệnh và thời tiết.
- Đề tài góp phần tuyên truyền, lan tỏa, nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]