Giáo án Toán 8 CD Chương VI. Bài 4. Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8069 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 441 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– HS biết sử dụng được tỉ số để mô tả xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản.
– Xác định các kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
HS biết sử dụng được tỉ số để mô tả xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản.
Xác định các kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
Tư duy và lập luận toán học: Phân tích các tình huống trong trò chơi để xác định các kết quả có thể xảy ra; Lập luận để giải thích các kết quả thực nghiệm về xác suất của các biến cố; So sánh các kết quả thực nghiệm với xác suất lý thuyết để kiểm tra sự phù hợp.
Mô hình hóa toán học: Xây dựng mô hình toán học để mô tả các tình huống trong trò chơi; Sử dụng mô hình toán học để tính xác suất của các biến cố.
Giải quyết vấn đề toán học: Xác định vấn đề cần giải quyết; Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề; Tìm kiếm và sử dụng thông tin cần thiết; Kiểm tra và đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.
Giao tiếp toán học: Mô tả các kết quả của trò chơi một cách rõ ràng và chính xác; Giải thích các kết quả thực nghiệm về xác suất của các biến cố một cách dễ hiểu; So sánh các kết quả thực nghiệm với xác suất lý thuyết một cách thuyết phục.
3. Phẩm chất
Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,…
2 – HS:
– SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV chiếu Slide dẫn dắt và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán về câu hỏi mở đầu (chưa cần HS giải):
Quan sát đồng xu ở Hình 73. Ta quy ước: mặt xuất hiện số 5 000 là mặt sấp hay mặt S; mặt xuất hiện Quốc huy Việt Nam là mặt ngửa hay mặt N.
Tung đồng xu 1 lần. Xét biến cố ngẫu nhiên ”Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N”.
Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố ngẫu nhiên nói trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong các trò chơi đơn giản, chúng ta thường gặp các biến cố ngẫu nhiên, chẳng hạn như tung đồng xu có xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa, gieo xúc xắc có xuất hiện số chẵn hay số lẻ. Vậy làm thế nào để tính xác suất của các biến cố này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cách tính xác suất của các biến cố ngẫu nhiên”.
⇒ Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu
a) Mục tiêu:
– HS củng cố lại các khái niệm cũ liên quan đến biến cố trong trò chơi tung đồng xu.
– HS ghi nhớ được kiến thức trọng tâm về xác suất của một biến cố có gắn với hoạt động tung ngẫu nhiên đồng xu một lần.
b) Nội dung:
– HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1; Luyện tập 1 và các Ví dụ.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được kiến thức trọng tâm về xác suất của một biến cố có gắn với hoạt động tung ngẫu nhiên đồng xu một lần.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV tổ chức cho HS ôn lại các khái niệm về biến cố trong trò chơi tung đồng xu theo kĩ thuật khăn trải bàn.
+ Tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu trong trò chơi tung ngẫu nhiên đồng xu một lần.
+ Kết quả thuận lợi cho biến cố B “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” trong trò chơi tung ngẫu nhiên đồng xu một lần.
+Tỷ số giữa số kết quả thuận lợi của biến cố và số kết quả có thể xảy ra là bao nhiêu?
– GV tổ chức HĐ1 cho HS thảo luận nhóm 4 thực hiện các yêu cầu.
+ GV thực hiện tung một đồng xu 1 lần cho cả lớp quan sát.
+ GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét và chốt đáp án.
→ Từ kết quả HĐ1, GV dẫn dắt HS đến khái niệm về xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu .
– HS nhắc lại nội dung trong khung kiến thức trọng tâm (SGK – tr27) và ghi lại vào vở.
– GV nhấn mạnh một lần nữa những nội dung quan trọng trong mục I
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu trong trò chơi tung đồng xu
+ Tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số phần tử của tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
– HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
– GV: quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
+ Kiến thức trọng tâm về xác suất của một biến cố có gắn với hoạt động tung ngẫu nhiên đồng xu một lần. I. Xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu
HĐ1
a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là A = {S; N}.
b) B = {N}
Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: mặt N.
c) Tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố B trên và số phần tử của tập hợp A là: 1/2
Ghi nhớ
Trong trò chơi tung đồng xu, ta có:
+ Xác suất của biến cố ”Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” bằng 1/2.
+ Xác suất của biến cố ”Mặt suất hiện của đồng xu là mặt S” bằng 1/2.
Chú ý: Trong trò chơi tung đồng xu trên, số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là 2. Xác suất của mỗi biến cố đó bằng 1/2.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]