SKKN Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm Nhạc
- Mã tài liệu: BM4010 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1328 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm Nhạc” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình âm nhạc lớp 4
2.3.2. Phương pháp dạy bài hát
a) Giới thiệu bài mới
b) Dạy bài hát
c) Phương pháp luyện tập, củng cố bài
2.3.3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Âm nhạc mang đến cho con người những cung bậc tình cảm khác nhau thông qua bài hát. Bài hát có tính chất nhẹ nhàng,êm dịu hay sôi nổi ,rộn ràng đều mang đến cho người nghe cảm xúc âm nhạc khác nhau.
Âm nhạc trong xã hội chúng ta hiện nay là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của tất cả mọi người. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ biểu hiện bằng âm thanh mà Âm nhạc đã lôi cuốn con người, mang đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ cao quý, giúp con người chan hòa và gần gũi nhau hơn cho dù không chung màu da và sắc tộc.
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, b¾t ®Çu tõ bậc Tiểu học, Âm nhạc đã hình thành cho các em những kiến thức thẩm mỹ ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em hướng tới lối sống trong sáng, lành mạnh, phát huy phẩm chất tốt đẹp và phát triển năng lực trí tuệ. Từ đó tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam.
Từ những lí do trên, bản thân tôi nhận thấy phương pháp dạy hát, dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, năm học ……….tôi mạnh dạn lựa chon đề tài “Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc” với mong muốn góp phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình cùng các đồng chí, đồng nghiệp giáo dục học sinh thành những con người phát triển toàn diện về ” Đức- Trí – Thể – Mĩ”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Đưa ra một số phương pháp dạy bài hát cũng như bài tập đọc nhạc thích hợp, sáng tạo và đổi mới nhằm mang lại cho học sinh sự hào hứng trong học tập và tiếp thu bài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Những bài hát, tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 trường TH Nguyễn Văn Trỗi TP Thanh Hóa.
– Bộ môn âm nhạc phần tập đọc nhạc và học bài hát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp thu thập tài liệu.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp điều tra đánh giá.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Âm nhạc là một phần tất yếu của cuộc sống. Ngay từ khi sinh ra đứa bé đã được nghe tiếng hát ru của bà, của mẹ. Chính vì vậy mà âm nhạc đã được đưa vào tất cả các trường học từ cấp mẫu giáo cho tới cấp tiểu học, THCS và sắp tới đây Bộ GD còn đưa âm nhạc vào các trường THPT.Điều này chứng tỏ rằng âm nhạc đang và ngày càng trở nên rất quan trọng đối với mỗi cấp học. Ở bậc Tiểu học âm nhạc đến chương trình lớp 4 đã được phân chia làm 4 phân môn: Học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức, nghe nhạc.
Như vậy muốn dạy có hiệu quả bài hát mới cũng như tập đọc nhạc Giáo viên phải dạy thật sự lôi cuốn, sáng tạo, biết tìm tòi những phương pháp đổi mới để mang lại sự thích thú, hứng khởi cho học sinh góp nuôi dưỡng những cảm xúc đẹp những giai điệu ngọt ngào trong tâm hồn trẻ góp phần giáo dục thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu con người thông qua âm nhạc.
Đó là cơ sở vô cùng quan trọng để chúng ta thực hiện dạy học âm nhạc một cách nhẹ nhàng , luôn hấp dẫn lôi cuốn HS học sôi nổi và hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học Âm nhạc lớp 4.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và cả “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những cái hay, cái đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc, từ đó góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách, giúp các em phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mĩ. Tuy nhiên qua thời gian đi thực tế tại một số trường, bản thân tôi thấy giáo viên được đào tạo chuyên sâu về âm nhạc còn ít, một số nơi cũng có giáo viên âm nhạc nhưng bản thân họ cũng chưa chú trọng trong việc nghiên cứu bài kĩ lưỡng để đưa ra những phương pháp tối ưu nhất tạo ra một giờ âm nhạc vốn dĩ đã rất vui nhộn trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn học sinh.
Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng, hầu hết học sinh đều rất yêu thích bộ môn Âm nhạc, tuy nhiên nhiều em mới chỉ hát đúng lời ca mà chưa mạnh dạn thể hiện các động tác, chưa tự tin, đọc bài tập đọc nhạc mới chỉ đúng tên nốt, chưa đúng cao độ và trường độ, ghép với lời ca đôi chỗ còn chênh, phô.
Từ những thực tế trên tôi thấy rằng người giáo viên cần đưa ra nhiều phương pháp tối ưu cho việc dạy bài hát, cũng như dạy tập đọc nhạc để lôi cuốn học sinh tích cực học tập và có cảm giác nhẹ nhàng học vui, vui học.
2.2.1. Thuận lợi – Khó khăn
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nơi tôi đang công tác là một ngôi trường nằm phía Nam của thành phố. Đây là một ngôi trường được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, có phòng học môn nghệ thuật riêng biệt được trang bị các thiết bị đồ dùng học tập đúng phân môn bao gồm đàn oc gan, đàn Piano,loa đài cat xét, thanh phách và đặc biệt phòng âm nhạc được sử dụng thiết bị cách âm với các phòng học khác, các thiết bị dạy học được Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên cập nhật thường xuyên, là ngôi trường được đánh giá cao về các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Ngoài thuận lợi đó trường chúng tôi có những khó khăn nhất định đó là số lượng HS quá đông Toàn trường có tổng số học sinh là 1566 em, trong đó học sinh khối lớp 4 là 289 em. Sĩ số HS trên 1 lớp học quá đông, nên vấn đề sửa sai uốn nắn cách hát ,đọc nhạc bị hạn chế.
2.2.2. Thành công – Hạn chế.
Với một ngôi trường có đầy đủ trang thiết bị dạy học và số lượng HS đông nên các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường chúng tôi luôn đứng đầu trong các phong trào. Nguồn nhân lực tài năng từ học sinh rất nhiều cũng như sự quan tâm từ phía Phụ huynh rất lớn đã tạo nên những thành công không nhỏ cho các hoạt động cũng như học tập.
Tuy nhiên học sinh ở lứa tuổi này có một chút thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp, một số em chất giọng cũng có sự thay đổi. Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà Phụ huynh các em đã định hướng cho nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học.Thời gian dành cho bộ môn âm nhạc trong trường còn ít 1tuần/1 tiết.
Vì vậy phương pháp lên lớp của giáo viên lúc này là rất quan trọng tạo cho học sinh sự gần gũi hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]