SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt nội dung học hát
- Mã tài liệu: BM4012 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 948 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt nội dung học hát” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1.1. Nâng cao nhận thức cho bản thân về dạy phân môn học hát.
2.1.2. Giúp học sinh thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu.
2.1.3. Đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh.
2.1.4. Công tác kiểm tra.
2.1.5. Công tác phối hợp
Mô tả sản phẩm
- Lý do chọn đề tài.
Giáo dục thẩm mỹ cho con người không thể thiếu được trong mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có môn âm nhạc.
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Học Âm nhạc các em sẽ yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Các em cảm thụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp từ các bài hát được học. Làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông ta để lại
như các bài dân ca, bài đồng dao,…
Từ thực tế giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học có thể thấy rằng, để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của người thầy, việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm tạo hứng thú cho các em trong giờ học. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm và chăm sóc tạo điều kiện của gia đình và xã hội.
Môn Âm nhạc giảng dạy cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng không nhằm mục đích đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng nhằm phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giãn và cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng độ cao, trường độ, tiết tấu và đúng tính chất các bài hát ? Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải biết xác định giọng cho phù hợp lứa tuổi học sinh, giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý. Các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng,…tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Ngoài ra người giáo viên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái, tự tin hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc.
Là một giáo viên, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc, với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt nội dung học hát ”, nhằm nâng cao chất lượng phân môn học hát cho học sinh ở khối lớp 4.
- Giới hạn:
Tìm hiểu thực trạng việc học hát của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Tân Nghĩa I và đề ra giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng học hát cho học sinh.
- Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu từ năm học ………. và cho những năm học sau.
PHẦN II: Nội dung
- Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan về việc dạy học sinh học hát ở lớp 4.
1.1. Thực trạng:
Trường Tiểu học Tân Nghĩa I là một trường nằm ở vùng ven thị trấn. Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất và các trang thiết bị khá đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Ban giám hiệu quan tâm, đặc biệt là có đội ngũ cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao và một tập thể sư phạm đoàn kết, nhiệt tình trong công tác.
Giáo viên luôn nghiên cứu chương trình âm nhạc, thiết kế bài giảng trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp và áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh.
Năm học ………., khối lớp 4 có tổng số 78 học sinh. Đa số học sinh rất thích học hát. Các em ngoan, lễ phép biết vâng lời thầy cô.
1.2. Những tồn tại, hạn chế:
Một số em chưa thuộc bài hát, chưa mạnh dạn để thực hiện bài học của mình. Có em mặc dù chưa hiểu bài nhưng lại không mạnh dạn hỏi lại giáo viên để được giải đáp, giúp các em nắm bài tốt hơn.
Một số em chỉ học theo bản năng nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Vì thế các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát, cách hát kết kợp với vận động phụ hoạ theo bài hát còn lúng túng chưa tự tin. Học sinh còn e dè chưa dám thể hiện mình.
Do đó quả học tập nội dung học hát của học sinh khối lớp 4 sau khi kết
thúc tiết học thứ 4 trong chương trình Âm nhạc, trường tiểu học Tân Nghĩa I năm học ……….như sau:
Lớp | Tổng số học sinh | Học sinh hát đúng cao độ, trường độ, thuộc lời ca | Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm | Học sinh biết hát và kết hợp vận động | |||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
4A1 | 25 | 15 | 60% | 14 | 56% | 2 | 8% |
4A2 | 22 | 15 | 68,2% | 15 | 68,2% | 2 | 9,1% |
4A3 | 23 | 13 | 56,5% | 13 | 56,5% | 1 | 4,3% |
4C | 8 | 5 | 62,5% | 5 | 62,5% | 0 | 0% |
Qua lần khảo sát này tôi thấy hầu hết các em hát còn chưa mạnh dạn, một số chỗ có dấu luyến, hay những nốt nhạc lên cao các em hát chưa thật chính xác, chưa cảm nhận được tình cảm mà tác giả nhắn gửi trong bài hát. Một vài em chưa tích cực trong giờ học, về nhà không học bài nên khi giáo viên gọi trả bài thì không thuộc.
Cảm nhận về giai điệu còn mơ hồ, dẫn đến khi kết gõ đệm một số em làm chưa được, chưa thật sự hiểu về nhịp, phách hay tiết tấu phải gõ như thế nào. Chủ yếu là các em làm theo cô và các bạn, còn khi tự mình thực hiện thì lại không làm được.
Đa số các em khi đứng biểu diễn trước cô và cả lớp thì còn e ngại, chưa mạnh dạn, tự tin. Không dám thể hiện hết khả năng của mình.
1.3. Nguyên nhân khách quan, chủ quan:
* Nguyên nhân khách quan:
Phần lớn học sinh trong trường là con em nông thôn, một số em là dân tộc thiểu số nên việc học bài của các em còn hạn chế nhất là môn âm nhạc.
Kiến thức về âm nhạc ở khối lớp 4 như cao độ, trường độ, độ luyến láy khó hơn so với các khối lớp dưới. Một số em còn e ngại, rụt rè khi tham gia biểu diễn trước lớp.
Âm nhạc là một môn học nghệ thuật, việc học sinh học hát đúng giai điệu,
lời ca, hiểu và cảm nhận được tình cảm trong bài hát đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu. Do đó, việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu.
Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc nhắc nhở, kiểm tra các em học bài ở nhà đặc biệt là môn Âm nhạc.
Trường chưa có phòng học riêng cho bộ môn âm nhạc.
* Nguyên nhân chủ quan:
Một số đó các em còn lúng túng trong việc hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát. Do đó các em hát chưa đúng giai điệu.
Học sinh chưa thuộc lời bài hát nên chưa thể hiện được tình cảm, tính chất của bài hát. Một số em thuộc lời nhưng chưa mạnh dạn khi thể hiện bài hát.
Trong giảng dạy việc khai thác kiến thức thông qua đồ dùng dạy học đôi khi chưa thật hiệu quả. Việc tổ chức trò chơi củng cố bài chưa được giáo viên coi trọng.
Việc sửa sai cho học sinh đôi khi chưa thật kịp thời.
- Giải pháp thực hiện:
2.1. Tính mới của giải pháp:
Để có một tiết dạy và học hát hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng hát, phát âm đơn giản. Hầu hết các bài hát đều ngắn, dễ hát và dễ thuộc. Lên lớp 4 độ khó của các bài hát tăng lên, nhiều bài xuất hiện nhiều dấu luyến, dấu chấm đôi, dấu lặng đơn,… Ví dụ như bài “ Trên ngựa ta phi nhanh”, hoặc bài hát có nhiều dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, dấu lặng đơn,… Ví dụ bài “ Khăn quàng thắm mãi vai em”, Lại có bài xuất hiện nhiều nốt móc giật, dấu luyến,…Như bài “ Cò lả ”. Để đáp ứng được với yêu cầu chung của môn học thì học sinh phải thuộc lời, nhớ được các kí hiệu ghi nhạc, hiểu và cảm nhận được giai điệu của bài hát.
Bên cạch đó việc đổi mới phương pháp và các bước trong giảng dạy của
giáo viên là rất quan trọng. Việc này giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho các em một cách chính xác, đầy đủ nhất. Từ đó giúp các em tiếp thu, cảm nhận được giai điệu tình cảm của bài hát, tạo động lực cho các em mong muốn được thể hiện bản thân mình trước cô giáo và các bạn.
Để thực hiện tốt các yếu tố trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]