SKKN Một số kinh nghiệm giúp HS trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4
- Mã tài liệu: BM4055 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1106 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giúp HS trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
b.1) Giúp học sinh nhận biết các hình thức giới thiệu sản phẩm
b.2) Hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức trải nghiệm
b.3) Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung trải nghiệm
b.4) Thực hành trải nghiệm
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Ông cha ta vẫn thường nói “Học đi đôi với hành”, học mà không thực hành thì sẽ không biết, không nhớ, không hiểu… làm thế nào để mọi người cùng hiểu và nhớ để thực hiện tốt hơn trong cuộc sống. Một khi đã làm được sản phẩm đẹp, vậy làm cách nào để mọi người biết đến ý nghĩa và thông điệp muốn gửi gắm qua sản phẩm, đây cũng là vấn đề đang được mọi người quan tâm.
Một sản phẩm đẹp chứa đựng tâm hồn đẹp và một tâm hồn đẹp sẽ xây dựng, tạo ra được sản phẩm đẹp. Nếu sản phẩm đẹp kết hợp chất lượng tốt mà không được biết đến, không thấy được giá trị của nó thì coi như không tồn tại. Mặt hàng tốt nếu được nhà sản xuất giới thiệu đến nhiều người tiêu dùng biết về giá trị, ý nghĩa và chất lượng thì sản phẩm đó chắc chắn được mọi người lựa chọn và tin dùng, từ đây cũng xây dựng được thương hiệu lớn. Cũng giống như các em đã tạo ra được sản phẩm đẹp nhưng không giới thiệu được ý nghĩa, nội dung đến với người xem, thì sản phẩm đó dễ bị lãng quên vì không để lại ấn tượng cho người xem. Vậy, thẩm mĩ là hình thức cảm nhận giác quan về cái đẹp, cho phép con người giải thích bản thân và người khác bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Chính vì thế, thẩm mĩ còn là cách để chúng ta thể hiện cảm xúc, trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua sản phẩm. Sáng tạo những sản phẩm và hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, phân tích diễn giải sự lựa chọn của mình.
Như vậy thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành.
Do đó, việc dạy mĩ thuật ở phổ thông rất quan trọng, vì cho dù ở bất cứ môn học nào hay ở trong cuộc sống thì tính thẩm mĩ, tư duy cũng rất cần thiết. Môn học Mĩ thuật hỗ trợ rèn luyện cho trẻ có khả năng biết nhìn nhận cái đẹp, hiểu thế nào là cái đẹp, là lẽ phải, đồng thời rèn cho học sinh tính cẩn thận, cần cù, siêng năng, tư duy, sáng tạo, biết tự làm đẹp, tích lũy vốn kiến thức cho chính bản thân các em đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình.
Giới thiệu, trưng bày sản phẩm là một phần không thể thiếu của môn Mĩ thuật, ngoài việc giúp học sinh biết sắp xếp, tạo hình sao cho khéo léo, thuận mắt, còn đòi hỏi người học phải luôn có sự sáng tạo, tìm tòi, kết hợp kiến thức giữa các môn học để trải nghiệm cuộc sống thông qua sản phẩm mới mang đậm tính chất văn hóa, nghệ thuật… Như thế, việc sử dụng các hình ảnh, ngôn ngữ của bản thân vào thực tế thành cái mới trong bài học, bài làm của học sinh sẽ hình thành cho các em có thói quen tập tư duy trừu tượng phát triển hơn, phong phú hơn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh đều không sâu chuỗi các sự kiện hay các tình huống diễn ra trong cuộc sống, còn ngại ngùng đứng trước đám đông, ngại bày tỏ cảm xúc của mình về sản phẩm mà bản thân người học đã dùng cả tâm huyết và công sức tạo ra, không dám nói về ý nghĩa của nội dung sản phẩm hay sở thích, về những kỉ niệm sâu sắc, về bối cảnh đã diễn ra trong cuộc sống đã trở thành một phần kí ức không thể quên của các em.
Vậy, làm thế nào để học sinh không còn phải rơi vào những tình huống trên, xác định được trọng tâm ý nghĩa, thông điệp của sảm phẩm khi đứng trước đám đông để giới thiệu về sản phẩm của mình, của bạn…
Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp để giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua đánh giá sản phẩm trong quá trình học tập, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của môn Mĩ thuật. Một số kinh nghiệm giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4 là một vấn đề tôi rất tâm đắc và chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh nhận biết một số hình thức trải nghiệm cuộc sống xung quanh, để giới thiệu sản phẩm đến với người xem về giá trị của sự sáng tạo các sản phẩm mĩ thuật; nắm vững hình thức diễn đạt và sâu chuỗi được những kiến thức các môn học như: Kể chuyện, Tiếng Việt (tập viết kịch; viết lời thoại; tập viết văn như mô tả, tái hiện…) mang tính chất nhân văn.
Phân biệt các hình thức giới thiệu sản phẩm, lựa chọn hình thức phù hợp để lôi cuốn người xem. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tò mò sự hiếu kì của các em thông qua buổi giới thiệu sản phẩm mĩ thuật.
Giúp học sinh cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật. Yêu qúy, trân trọng và biết phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, góp phần hoàn thiện nhân cách và để nâng cao chất lượng môn Mĩ thuật.
Phát triển năng lực tư duy trong học tập, trong sinh hoạt mĩ thuật, tiếp cận với thực tế xung quanh. Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc để vẽ thành tranh, góp phần động viên học sinh phát triển tính chủ động. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
Nhiệm vụ: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng về giới thiệu sản phẩm, để học sinh được tái hiện lại những cảnh vật hoặc sự việc đã diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, trước tập thể trong giờ học Mĩ thuật ở lớp 4 cấp Tiểu học. Vận dụng tốt về suy nghĩ, ý thức, trách nhiệm, thái độ tích cực vào trong cuộc sống, làm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm; thay đổi kiến thức; rèn luyện kĩ năng về: Vẽ, viết, nói… Nghiên cứu thực trạng kết quả dạy và học trong quá trình giới thiệu sản phẩm của học sinh qua các bài thực hành. Tiến hành thực nghiệm để chứng minh được rằng một số biện pháp đó khắc phục được tình trạng và nâng cao chất lượng dạy, học môn Mĩ thuật.
- Đối tượng nghiên cứu
Giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh, thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4.
- Giới hạn của đề tài
Một số biện pháp giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm, năm học …………
- Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
– Điều tra thực trạng
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp thảo luận
– Phương pháp trải nghiệm
- Phần nội dung
- Cơ sở lí luận
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mà nghệ thuật là sự kết tinh đặc biệt của sự sáng tạo cái đẹp, là đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ, góp phần quan trọng tạo nên đời sống văn hóa, nghệ thuật. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợp nhiều giá trị đạo đức, chính trị, xã hội…
Thực hiện công văn 135/PGDĐT- GDTH ngày 10 tháng 8 năm 2016 V/v triển khai dạy học Mĩ thuật, Thủ công, Tin học cấp Tiểu học. “Dạy – học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” phương pháp dạy – học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình mĩ thuật của Đan Mạch -SAEPS, lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, từ đó các em hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,…). Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm/ tác phẩm). Giao tiếp/ trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực nói trên, học sinh có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và đánh giá.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]