SKKN Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4104 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 906 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Điều tra, khảo sát nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng học sinh thường mắc lỗi.
2.3.2 Dạy phát âm đúng tiếng Việt thông qua các môn học lấy phân môn Tập đọc làm nòng cốt.
2.3.3 Sửa lỗi chính tả thông qua hệ thống bài tập chính tả.
2.3.4 Củng cố và bổ sung một số mẹo chính tả.
2.3.5 Mở rộng phạm vi đối tượng giao tiếp rèn phát âm chuẩn tiếng Việt cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Sinh thời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật và tính tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình.” [1] . Câu nói ấy đã thể hiện rõ vị trí vai trò của môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Chính tả trong nhà trường Tiểu học nói riêng. Phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng ở Tiểu học, giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm được các quy tắc chính tả và hình thành nên kĩ năng kĩ xảo về chính tả. Đối với học sinh Tiểu học việc viết đúng chính tả giúp các em sử dụng một cách thành thạo Tiếng Việt trong các môn học khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay.
Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung, phân môn Chính tả nói riêng ở những vùng khó khăn trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở. Hiện tượng học sinh nói, viết không thành chữ thành câu, và đặc biệt là hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn phổ biến. Qua nhiều năm dạy học ở Trường Tiểu học Thành Minh 2 tôi thấy chất lượng chữ viết của học sinh còn rất kém. Thể hiện ở chỗ viết sai lỗi chính tả nhiều, chữ xấu. Những lỗi chính tả ấy không những không được khắc phục sửa chữa mà còn lặp đi lặp lại nhiều năm, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng vở sạch chữ đẹp của nhà trường nói riêng. Chính vì thế qua những lần trưng bày “Vở sạch chữ đẹp” cấp huyện đều thấp hơn so với các trường bạn. Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành về phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” nhà trường đã không ngừng đổi mới công tác dạy và học gắn liền với thực tế nhà trường. Đặc biệt trong những năm học gần đây nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp đồng bộ để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Chú trọng đến việc luyện viết đúng, luyện viết đẹp. Tuy chất lượng chữ viết của học sinh đã được nâng lên đáng kể, nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như chất lượng không đồng đều ở các khối lớp, nhiều bài viết của học sinh tuy văn đã hay, chữ đã đẹp nhưng vẫn còn sai nhiều lỗi chính tả mà học sinh lớp 4B là một điển hình. Sở dĩ việc dạy học phân môn Chính tả nói chung và việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của nhà trường gặp khó khăn như vậy là do sự khác biệt trong cách phát âm của phương ngữ Mường Thành Minh so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khả năng định hướng viết đúng chính tả của học sinh. Hệ thống bài tập lựa chọn trong SGK dành cho các vùng phương ngữ chưa thể hiện được tính khoanh vùng. Do vậy có tình trạng cả học sinh và giáo viên phải chạy theo luyện tập những lỗi mà bản thân mình ít phạm phải (thậm chí không phạm phải) trong khi đó lỗi mình thường gặp lại không được thực hành, luyện tập thường xuyên. Chính vì thế năm học …….được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B tôi không khỏi băn khoăn và dốc tâm, dốc sức vào nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh bằng cách rèn cho học sinh viết đúng chính tả rồi đến viết đẹp.
Từ những lý do đó thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B. Sau đây tôi xin được chia sẻ “ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về lỗi chính tả của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học
Thành Minh 2 thường mắc phải từ đó đề ra biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp mình chủ nhiệm và học sinh nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và phân môn Chính tả nói riêng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung tạo chuyển biến về phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.”
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tôi tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau:
– Mục tiêu, nội dung chương trình phân môn Chính tả lớp 4
– Hệ thống bài tập âm vần trong phân môn Chính tả lớp 4
– Lỗi chính tả đặc trưng của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2
– Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học
Thành Minh 2
1.4. Các phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp thông kê, xử lý số liệu.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp .
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực nghiệm.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Đặc điểm chính tả Tiếng Việt
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “ phép viết đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”. [2]
2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Mường:
Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường trong ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt có thể nói một cách khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%). [3] Do vậy khi phát âm tiếng Mường cơ bản giống tiếng Việt song chỉ mất dấu thanh hoặc chuyển hình thức dấu thành từ sắc => nặng; huyền => ngang VD: lá cờ => lạ cơ; chú => chụ; trường => trương… [4]
2.1.3.Đặc điểm cấu trúc nội dung chình trình phân môn chính tả lớp 4
Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn chính tả lớp 4 gồm 2 phần:
– Chính tả đoạn bài: Nhớ – viết, nghe – viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần, có độ dài khoảng 80-90 chữ (tiếng)
– Chính tả âm, vần: Nội dung các bài tập chính tả âm vần là luyện viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
– Các cặp âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm:
+ Âm đầu: l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi. (dành cho học sinh phương ngữ Bắc Bộ).
+ Vần: an/ang; , ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, iên/iêng, ăt/ăc, uôt/uôc, ut/uc, ưt/ưc, ươt/ươc, iêt/iêc, … (dành cho học sinh phương ngữ Nam Bộ)
+ Thanh: thanh hỏi/thanh ngã (dành cho học sinh các phương ngữ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
+ Về hình thức, các âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua những nhiều kiểu bài tập như: điền âm, vần, điền tiếng vào chỗ trống, chọn tiếng thích hợp để điền vào chỗ trống v.v.. [5]
Từ những nghiên cứu trên cho thấy nội dung chương trình phân môn Chính tả trong sách giáo khoa Tiếng việt 4 hiện hành về cơ bản đã thể hiện được các vùng phương ngữ, song cũng chưa bao quát hết được tất cả các vùng miền.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Điều kiện nhà trường:
Trường tiểu học Thành Minh 2 đóng trên địa bàn 8 thôn đặc biệt khó khăn của xã Thành Minh với gần 100% là con em dân tộc Mường. Điều kiện kinh tế- Văn hóa xã hội còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nghèo nàn. Năm học ……., nhà trường có 12 lớp 11 phòng học không đủ 1 lớp/1 phòng, phòng học chật hẹp, xuống cấp tường lở, mái dột. Thiếu tất cả các phòng chức năng, văn phòng. Đồ dùng trang thiết bị thiếu, không đủ phục vụ dạy và học. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
2.2.2. Về tình hình lớp 4B
Tổng số học sinh: 30 em
Nam: 14 em
Nữ: 16 em,
Dõn tộc Mường: 30 em = 100%
Con hộ nghèo: 14 em = 46, 7%.
Phần lớn gia đình các em làm nghề nông, một số bố mẹ đi làm thuê, làm công nhân ở xa con cái phải gửi ông bà, anh em họ hàng như gia đình em Hiện, em Viên, em Dương, em Huân … Bởi vậy việc học tập ít được quan tâm chủ yếu trông chờ vào dạy dỗ của nhà trường, thầy cô.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]