SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4
- Mã tài liệu: BM4158 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 428 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Tìm hiểu nội dung giáo dục Kĩ năng sống và địa chỉ trong chương trình sách giáo khoa
3.2.2. Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4
3. 2.3. Tìm hiểu và nắm bắt thêm và một số kĩ thuật dạy học lồng ghép Kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4
3.2.4. Các bước thực hiện kĩ năng sống
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận “Kĩ năng sống”. Bộ GD và ĐT đưa nội dung giáo dục Kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Bởi lẽ Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người; khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội; khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Giáo dục Kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: lứa tuổi học sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, những ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với khó khăn, thách thức, áp lực tiêu cực. Hơn nữa các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới.
Giáo dục Kĩ năng sống với các phương pháp và nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏi chuyên gia, viết tích cực… cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ thông. Bởi vậy, giáo dục và rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Đối với việc thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học của phân môn Tập đọc lớp 4. nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho các Kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi; giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân; với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Xuất phát từ sự cần thiết của việc giáo dục Kĩ năng sống cho thế hệ trẻ trong phân môn Tập đọc nên tôi chọn đề tài :“ Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4.”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; Hiểu biết về thể chất, tinh thần của mình; Có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá và chấp hành pháp luật…
Giúp học sinh có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
* Nhiệm vụ:
Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4.
Nắm được những khó khăn, vướng mắc của GV và HS khi thực hiện dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho HS trong phân môn Tập đọc lớp 4.
Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4C trong phân môn Tập đọc.
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình hình thành Kĩ năng sống cho học sinh.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống qua việc lồng ghép trong giảng dạy phân môn Tập đọc cũng như nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và thực tế dạy học trong phân môn Tập đọc lớp 4.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của Kĩ năng sống được hình thành qua việc học phân môn Tập đọc tại lớp 4C trường tiểu học Krông Ana, trong năm học 2019 – 2020
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp thực hành
- Phần nội dung
- Cơ sở lý luận
Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGD và ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học; Dựa trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn Tăng cường giáo dục kỹ năng sống trong các môn học của Bộ cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” trong các trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng.
Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội. Có thể nói Kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Kĩ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
Kĩ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kĩ năng sống.
Ở lứa tuổi lớp 4 học sinh đang phát triển về hệ xương, hệ thần kinh, học sinh có những nhận biết nhất định về xung quanh, biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanh mình. Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá và rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước, có trí tưởng tượng phong phú. Thích nghi với các vấn đề mà mình đã quan sát được và có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống .
- Thực trạng
2.1. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Học sinh được học tập trong một môi trường có điều kiện từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Nội dung dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng được thực hiện theo chủ trương chung của Bộ giáo dục và Đào tạo.
* Khó khăn:
Thực tế, lâu nay GV chỉ tập trung dạy kiến thức văn hóa mà chưa có thói quen dạy thêm Kĩ năng sống cho HS nên khi thực hiện dạy lồng ghép còn có phần lúng túng. Ở một số bài, thời gian giảng dạy trong 1 tiết là 35 phút nhiều khi không đủ. Vì thế, khi dạy lồng ghép Kĩ năng sống vào môn học thì GV phải chọn những phương pháp lồng ghép thích hợp để tránh “cháy” giáo án và nặng thêm nội dung cho bài học.
2.2. Thành công – hạn chế
* Thành công:
Thực hiện dạy học lồng ghép kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc học sinh có sự hào hứng hơn trong tiết học, thể hiện sự tự tin, nhiều bài các em đã vận dụng, khám phá tìm hiểu trong thực tế và đặc biệt kĩ năng trình bày của nhiều em diễn đạt một cách gãy gọn, lưu loát,…
* Hạn chế:
Thời gian thực hiện dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong mỗi tiết học còn ít.
Giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi sự khéo léo nhưng khi thực hiện về phương pháp dạy học lồng ghép cũng chưa thật sáng tạo.
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh:
Đa số học sinh tự giác, có ý thức cao trong mỗi giờ học. Sự quan tâm của nhà trường, cha mẹ luôn sát sao, đồng thuận với giáo viên trong việc giảng dạy và hơn nữa họ hiểu rõ chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo để cùng phối hợp chặt chẽ trong việc dạy học các môn học, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
* Mặt yếu:
Khả năng tự nhận thức của một số ít phụ huynh và học sinh chưa thật đầy đủ, còn thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.
2.4. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]