Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10
- Mã tài liệu: MP0998 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 526 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Trần Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Trần Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án
Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Bước 3: Thực hiện dự án
Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án
Bước 5: Đánh giá dự án
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Việc đối mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới phương pháp KTĐG kiến thức, kĩ năng của HS. Đây là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời, muốn đổi mới phương pháp dạy học cần đổi mới phương pháp KTĐG.
Việc KTĐG kết quả học tập của HS được xem là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục, nó không chỉ bao hàm mục đích tạo nên động cơ học tập và định hướng phát triển cho các em mà đồng thời còn góp phần cải tiến chất lượng giảng dạy của GV. Việc KTĐG chính là thông tin phản hồi ngược làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên. Việc KTĐG đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác, khách quan. Vì thế, cần cải tiến phương pháp KTĐG phù hợp để từng bước làm cho KTĐG giữ đúng vai trò của mình; thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo thông qua nội dung và phương pháp kiểm tra là một nhu cầu cấp thiết.
Năng lực của HS được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình dạy học môn học. Do vậy để xác định mức độ năng lực của HS không thể chỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc KTĐG cần được tích hợp chặt chẽ với việc dạy học, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS.
Việc KTĐG thường xuyên hiện nay có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như: kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập; dự án học tập,… Trong đó, KTĐGTX bằng việc cho HS xây dựng các DAHTN là một phương pháp kiểm tra giúp HS thể hiện được vai trò làm trung tâm. Phương pháp này giúp HS phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở; khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương pháp này lôi cuốn được mọi đối tượng HS mà không phụ thuộc vào cách học của các em. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng đa dạng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình HS thực hiện dự án, GV có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp các em tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Là một GV dạy địa lí, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để việc đánh giá kết quả quá trình học tập HS diễn ra một cách khách quan, chính xác nhất mà không áp lực. Và việc KTĐGTX bằng các DAHTN vào một số bài kiểm tra đã giúp tôi tháo gỡ được phần nào những băn khoăn này. Tuy vậy, trên thực tế, bản thân tôi cũng như nhiều GV nói chung, GV địa lí nói riêng, việc KTĐGTX HS bằng các DAHTN chưa thường xuyên và hiệu quả do những điều kiện khách quan và chủ quan. Nhằm để cả GV và HS thấy được tầm quan trọng và những lợi ích rõ rệt từ việc đổi mới phương pháp KTĐG môn địa lí bằng việc thực hiện các DAHTN, tôi đã chọn đề tài “ Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênh thông tin để tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng vào việc dạy học cũng như KTĐGTX của mình.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu Xác định phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập nhỏ trong KTĐG Địa lí lớp 10 nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí ở trường THPT.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHDA và của KTĐG thông qua việc thiết kế và tổ chức thực hiện các DAHTN trong dạy học Địa lí 10.
- Xác định hệ thống chủ đề thực hiện một số DAHTN trong chương trình Địa lí 10 THPT.
- Phương pháp thiết kế các dự án trong dạy học Địa lí 10.
- Qui trình tổ chức thực hiện các DAHTN trong KTĐG Địa lí 10.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các DAHTN trong dạy học Địa lí 10 trường THPT Con Cuông, có thể mở rộng thực nghiệm trong dạy học Địa lí 10 các trường THPT khác.
- Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức thực hiện một số DAHTN có tính đại diện trong chương trình Địa lí lớp 10, chương trình cơ bản.
- Tập trung vào phần thiết kế, phần tổ chức thực hiện được xem như cụ thể hóa và tiếp nối cho mục tiến trình thực hiện trong phần thiết kế.
- Tổ chức thực nghiệm tại lớp 10C1, 10A1 trường THPT Con Cuông, Nghệ An
- Vận dụng linh hoạt hầu hết các hình thức tổ chức dạy học địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu xây dựng những mô hình lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài để chọn lọc những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp hệ thống hóa: Nghiên cứu các tài liệu, phân chia thành những mục theo mục đích mà mình nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu các tài liệu và các nội dung, hoạt động có liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thực nghiệm sư phạm nhằm về phát hiện kịp thời những khó khăn, va vấp của HS trong quá trình thực hiện dự án để hỗ trợ đúng lúc, đồng thời đánh giá được những tiến bộ của HS suốt quá trình thực hiện. PP quan sát đchú trọng trong giai đoạn cuối của dự án: báo cáo kết quả nhằm phục vụ cho việc đánh giá tổng thể. Thông qua PP này người nghiên cứu sẽ rút ra ñược những kết luận xác đáng những khó khăn HS gặp phải; những giá trị, những năng lực HS đạt được thông qua thực hiện các DAHTN.
- Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Xây dựng bảng hỏi, điều tra đại trà, trả lời tự nguyện, phiếu trả lời không hợp lệ không sử dụng; phỏng vấn và phỏng vấn sâu (trên cơ sở bảng hỏi ban đầu) một số trường hợp đặc biệt.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức thảo luận chuyên đề để lấy các ý kiến các chuyên gia về một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Phương pháp cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Mục đích thực nghiệm: Đánh giá khách quan kết quả thực hiện một số DAHTN trong chương trình Địa lí 10 THPT đã được thiết kế.
+ Nội dung thực nghiệm: Chọn lọc thực nghiệm một số đề tài thuộc phạm vi địa lí lớp 10 trong các mô hình dự án đã đề xuất nhằm khẳng định tính khả thi của KTĐTX bằng việc thiết kế và thực hiện DAHTN môn Địa lí 10 THPT.
+ Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 10C1 THPT của trường THPT Con Cuông
+Tổ chức thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trong giới hạn khoảng 1 tuần, với các mô hình dự án đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê toán học: là phương pháp sử dụng một số công thức toán học để xử lí thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]