SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8
- Mã tài liệu: BM8025 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 711 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Hai Bà Trưng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Hai Bà Trưng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê.
2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê.
2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí
2.3.4. Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí.
4.1. Các bước phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí .
4.2. Các yêu cầu khi tiến hành phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí .
2.3.5. Hướng dẫn các kỹ năng phân tích một số bảng số liệu cụ thể trong chương XI – Châu Á, Địa lí 8:
2.3.6. Áp dụng soạn giảng bài dạy cụ thể.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | TRANG |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
1.5. Những điể mới của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2. NỘI DUNG | |
2.1. Cơ sở lí luận. | |
2.2. Thực trạng về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê của học sinh lớp 8. | |
2.3. Các giải pháp thực hiện. | |
2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê. | |
2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê. | |
2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí | |
2.3.4. Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí. | |
4.1. Các bước phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí . | |
4.2. Các yêu cầu khi tiến hành phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí . | |
2.3.5. Hướng dẫn các kỹ năng phân tích một số bảng số liệu cụ thể trong chương XI – Châu Á, Địa lí 8: | |
2.3.6. Áp dụng soạn giảng bài dạy cụ thể. | |
2.4. Hiệu quả. | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận. | |
3.2. Kiến nghị. |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
“Địa lí là một môn học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Môn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái đất – môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại”. (5)
Đặc biệt là Địa lí THCS. Chương trình Địa lí THCS là chương trình Địa lí tìm hiểu về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục…. Nội dung kiến thức nhiều, không gian địa lí rộng. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng của môn học mới nắm bắt được kiến thức chặt chẽ. Trong các kỹ năng đó thì kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê là vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 8, các em sẽ rất khó tiếp thu kiến thức nếu như các em không thông thạo kỹ năng đặc trưng này của môn học. Vì thế các em chỉ công nhận, tiếp thu những gì giáo viên trang bị cho mình một cách thụ động mà chưa có sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
Từ xưa đến nay, môn Địa lí vốn luôn được coi là môn đất đá, khô khan, coi là môn phụ. Nhưng trên thực tế, môn Địa lí lại rất gần gũi, gắn bó với con người bởi nó là những hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra xung quanh cuộc sống. Vậy làm thế nào để xoá bỏ những quan niệm trên? Làm thế nào để mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh ?
Để làm được như vậy, trước tiên trong dạy học địa lí, người thầy phải chú ý đến việc rèn các kỹ năng bộ môn cho học sinh, từ đó tìm ra những phương pháp tối ưu nhất giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình trong quá trình học tập.
Vì những băn khoăn trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Tìm ra những biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc, nhận xét, phân tích bảng số liệu, rút ra kiến thức cần thiết, cơ bản của các đối tượng địa lí.
– Học sinh có kỹ năng vận dụng tốt việc phân tích bảng số liệu thống kê trong bài học cũng như trong kiểm tra, đánh giá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các bảng số liệu thống kê trong các bài học của chương XI – Châu Á, Địa lí 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Tìm hiểu về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê.
– Kỹ năng tính toán.
– Thu thập thông tin.
– Khảo sát thực tế học sinh lớp 8 về kỹ năng phân tích bảng số liệu.
– Vận dụng kỹ năng phân tích bảng số liệu vào dạy học các bài của chương XI – Châu Á, Địa lí 8.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
– Sáng kiến này được vận dụng để rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí cho học sinh khối 8.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Việc phát triển tư duy, tính sáng tạo trong quá trình học tập cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Một trong những biện pháp hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là rèn các các kỹ năng bộ, trong đó có kỹ năng phân tích bảng số liệu. (7)
Đối với lứa tuổi học sinh THCS từ nhận thức cảm tính đã dần dần nâng lên nhận thức lí tính. Những hoạt động độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh là nguồn gốc chủ yếu của nhận thức lí tính. Để dạy học Địa lí đạt kết quả cao thì giáo viên cần sử dụng tốt các phương tiện dạy học bộ môn cũng như các phương pháp truyền đạt cho học sinh có hiệu quả tốt nhất như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê….Các phương tiện này vừa cung cấp các nguồn tri thức khi được dùng để khai thác các nguồn tri thức địa lí và làm phương tiện minh họa khi sử dụng để làm rõ nội dung bài học. Để học tập tốt môn Địa lí học sinh không chỉ học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà còn phải có thêm các kỹ năng quan trọng của bộ môn. Một trong các kỹ năng đó là phân tích bảng số liệu thống kê. Việc hình thành các kỹ năng bộ môn cho học sinh không đơn giản, học sinh cần nắm được các phương pháp, biện pháp, các chuỗi thao tác hình thành chúng.
Các kỹ năng và thao tác học tập môn địa lí là hạt nhân cơ sở để giúp học sinh có một phương pháp học tập độc lập, sáng tạo. Vì vậy việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê sẽ giúp giáo viên dạy Địa lí có một con đường ngắn nhất để đạt được mục đích của mình trong mỗi bài dạy, đồng thời gây được
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]