SKKN Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8
- Mã tài liệu: BM8088 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 839 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Vân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Vân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm
2.3.2 Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận
2.3.3 Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận
2.3.4 Liên hệ với thực tế
2.3.5 Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản
2.3.6 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lí do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2 | Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN | |
2.3 | Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1 | Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm | |
2.3.2 | Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận | |
2.3.3 | Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận | |
2.3.4 | Liên hệ với thực tế | |
2.3.5 | Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản | |
2.3.6 | Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | Kết luận và kiến nghị | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Đề xuất |
- Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, làm cho học sinh ham thích môn học. Dạy văn và học văn, điều cơ bản là ở sự hứng thú. Tuy nhiên hiện nay trong chương trình Ngữ văn THCS việc dạy và học phần văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn. Vì giáo viên và học sinh không mấy hứng thú nên hiệu quả giờ dạy không cao. Xuất phát từ đặc trưng của thể loại:
Mục đích của văn bản nghị luận: Phát ngôn cho một quan điểm, một tư tưởng, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, những chủ trương lớn của dân tộc, thời kì lịch sử…tương đối rộng với tầm hiểu biết của học sinh.
Về hình thức: Văn nghị luận thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.
Về đặc điểm: Khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc người đọc; ý tưởng cao sâu thâm thúy khó nắm bắt…
Về nguồn tư liệu bổ trợ cho dạy và học không nhiều…
Quan niệm tác phẩm nghị luận vừa khó vừa khô, hình như đã ít nhiều ám ảnh trong nhận thức của người dạy và người học. Bản thân tôi thời điểm mới vào ngành cũng có ý ngần ngại không mấy hứng thú với văn nghị luận. Để ý quan sát đồng nghiệp, tôi cũng dễ nhận ra sự “đồng cảm” không đáng có này. Dạy thì vẫn dạy, nhưng khi chọn bài để thao giảng hay để nhóm chuyên môn của trường mình, trường bạn và cấp trên về dự, tỉ lệ các bài được chọn là văn nghị luận thường là rất ít, mọi người hay né tránh. Chẳng hạn giữa hai bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) và bài “Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) ít người chọn bài thứ hai để thao giảng.
Từ thực tế này, tôi muốn tìm ra hứng thú để dạy và đặc biệt giúp cho học sinh có hứng thú để học phần tác phẩm nghị luận. Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tìm hiểu và dạy thử thành công, từ kinh nghiệm của bản thân tôi xin mạnh dạn giới thiệu để các đồng nghiệp cùng tham khảo và giúp học sinh học văn nghị luận cũng say sưa, thích thú như học các thể loại khác. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”, với mục đích cơ bản sau: Trình bày một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh giờ dạy Đọc – hiểu các văn bản nghị luận ở lớp 8. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức, yêu thích môn học, rèn luyện cho học sinh tư duy lô gíc; kĩ năng lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng một cách sâu sắc và bản lĩnh, tinh thần tự chủ trước đời sống nhờ vậy mà nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời đề tài này có thể chia sẻ cùng giáo viên dạy Ngữ văn khi tiếp cận với các văn bản nghị luận ở lớp 8 và các lớp khác qua các bài cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng tới đối tượng là: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”. Nghiên cứu hứng thú, kết quả học tập phần văn bản nghị luận của học sinh qua tiết Đọc – hiểu Ngữ văn 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp điều tra sư phạm.
– Phương pháp thực nghiệm
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; khảo sát thực tế, thu thập thông tin; thống kê, xử lý số liệu…
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, Điều 24.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Hứng thú là thái độ cảm xúc đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Khi học sinh có hứng thú thì trong giờ học biểu hiện ở sự say mê, chăm chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với giáo viên; tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Ở ngoài lớp và về nhà, các em tự giác học bài và làm bài đầy đủ; tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến môn học…
Văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8, đa số là những tác phẩm có lịch sử lâu đời, nó không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của dân tộc như công cuộc dựng nước, giữ nước, canh tân đất nước, mà còn rất gần gũi và có ý nghĩa trong đời sống con người hiện nay. Vì vậy, văn bản nghị luận được tuyển chọn dạy trong chương trình Ngữ văn 8 rất phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại như chiếu, hịch, cáo, tấu… Giáo viên dạy những tác phẩm nghị luận đó như thế nào trong những giờ Đọc – hiểu để trả lại vẻ hấp dẫn thẩm mỹ đích thực của những tá phẩm này.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đọc – hiểu văn bản, song đọc – hiểu được dùng trong sách giáo khoa Ngữ văn mới bao gồm toàn bộ hoạt động cảm thụ, phân tích và tiếp nhận văn bản. Đọc – hiểu ở đây không chỉ là đọc và thông hiểu nội dung của văn bản mà còn bao gồm đọc, phát hiện, tưởng tượng, liên tưởng, cắt nghĩa, lí giải, phân tích, đánh giá, khái quát. Đọc – hiểu nhấn mạnh đến vai trò chủ động, sáng tạo của người học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]