SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8
- Mã tài liệu: BM8110 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 582 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị My |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Việt Nam-Angiêri |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị My |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Việt Nam-Angiêri |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Hiểu được ý nghĩa, mục đích tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS
3.2. Khi tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cần đảo bảo các nguyên tắc, yêu cầu
3.3. Tìm hiểu những chủ đề tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh
3.4. Lựa chọn mức độ tích hợp phù hợp đối với từng bài giảng
3.5. Nắm được nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS
3.6. Nắm được những chủ đề, mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn lớp 8 THCS
3.7. Một số hướng dẫn tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng Ngữ văn 8
3.8. Chỉ đạo các nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia lễ báo công, thăm tượng đài Bác tại khu tưởng niệm thị trấn Rừng Thông và các hoạt động GDNGLL
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có sức mạnh cảm hóa kì lạ đối với con người. Sự hiểu biết sâu rộng, tài trí thông minh, ý chí nghị lực phi thường và những phẩm chất khiêm tốn, giản dị…của Người đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm và ý chí của bao thế hệ người dân Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng. Riêng đối với Đông Sơn, Người lại có những tình cảm đặc biệt. Năm ………., cả tỉnh long trọng tổ chức kỷ niệm 72 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa, Đông Sơn vinh dự là một trong những địa điểm Bác dừng chân thăm và làm việc. Chính sự kiện đó đã trở thành động lực to lớn giúp nhân dân Đông Sơn không ngừng lao động và học tập để xứng đáng với tình cảm và tâm nguyện của Bác.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế tri thức, những phẩm chất đạo đức của Bác càng có sức ảnh hưởng to lớn nhằm giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước, giữ gìn lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời xây dựng và củng cố Đảng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm học vừa qua, ngành Giáo dục cả nước nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng đã và đang tích cực thực hiện việc tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy chính khóa ở một số môn học ở trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn cấp THCS.
Là chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn và công tác giáo dục tư tưởng đạo đức trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn đồng thời nâng cao ý thức đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8, huyện Đông Sơn”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, đề tài nhằm hướng tới tìm tòi, sáng tạo và đưa ra trao đổi những kinh nghiệm, những giải pháp hữu hiệu để nâng cao việc tích hợp các phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong việc giảng dạy môn Ngữ văn Lớp 8. Nâng cao hoạt động tích hợp giúp học sinh hiểu được các giá trị của tư tưởng, phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh, sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ đó vận dụng, hình thành những hành động cụ thể, thiết thực.
Mặt khác, đề tài nhằm củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng cảm thụ thơ, văn cho học sinh lớp 8 về đề tài quê hương, đất nước, con người, tình yêu lãnh tụ,…thông qua các văn bản trong chương trình. Đặc biệt đề tài giúp bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm, tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong công tác chỉ đạo chuyên môn giảng dạy theo hướng đổi mới tích hợp trong nhà trường THCS huyện Đông Sơn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học ……….và những năm tiếp theo.
Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp nhằm hướng tới chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng đổi mới tích hợp liên môn trong nhà trường THCS hiện nay.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của SKKN là những giải pháp, kinh nghiệm, bài học đã áp dụng trong việc chỉ đạo hoạt động tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong môn Ngữ văn lớp 8 THCS của huyện Đông Sơn.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận
Tìm hiểu lí luận về phương pháp giảng dạy, phương pháp tích hợp và cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. “Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS” của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010, ấn phẩm Văn học và Tuổi trẻ, chuyên đề Thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, năm 1996.
4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp khảo sát đầu năm, cuối năm; khảo sát điều tra qua phiếu học tập, qua sinh hoạt ngoại khóa.
4.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại trực tiếp trong giờ học, ra chơi, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ.
4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá
Sau mỗi giờ học có kiểm tra đánh giá kết quả bằng những bài văn phát biểu cảm nghĩ, bài thu hoạch. Sau tiết kiểm tra có đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể, động viên những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. Giáo viên rút kinh nghiệm cho giờ giảng, bài giảng sau được tốt hơn và hình thức kiểm tra sát hơn, thiết thực hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN
Đông Sơn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, từng đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước như các danh tướng Nguyễn Chích, Nguyễn Mộng Tuân, Tả thị lang Bộ Lại Nguyễn Nghi, nhà sử học Lê Hy…. Đông Sơn cũng là nơi giàu truyền thống văn hóa dân tộc như nghề đúc đồng, dân ca Đông Anh…. Trong những năm đầu của tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá được thành lập tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê (nay là làng Đại Đồng, xã Đông Tiến). Đặc biệt Đông Sơn là địa phương vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá lần đầu tiên sau cách mạng Tháng Tám tại thị trấn Rừng Thông (ngày 20/12/1947). Cũng chính nơi đây Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn đã dựng tượng đài Bác, tỏ một lòng thành kính sâu sắc và quyết tâm xây dựng Đông Sơn thành một huyện giàu mạnh góp phần cùng với tỉnh nhà xây dựng thành công tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Bác. Với truyền thống lịch sử và tình cảm sâu nặng đối với Bác, Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn có một tiền đề, cơ sở vững chắc để thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với học sinh THCS, đây là lứa tuổi đã bắt đầu có những nhận thức về bản thân và vì vậy cần đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức góp phần hình thành con người lao động mới “hồng” vừa “chuyên”, hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, gian khổ để vươn lên học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 12, tr.510).
Trong các môn khoa học ở trường THCS, môn Ngữ văn có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bởi môn Ngữ văn đem đến nhiều nhất giá trị về văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức, nhân văn. Môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đào tạo những con người có ham muốn đem tài – trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, môn học có nhiều địa chỉ có thể tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh như: qua các câu chuyện về Bác, các bài viết của các tác giả về Bác, các bài viết của Bác trong chương trình. Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh tình cảm, niềm tin và sự nhận thức đúng đắn, tránh được
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]