SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn Sinh học 8 nhằm rèn luyện thêm kỹ năng sống cho học sinh
- Mã tài liệu: BM8123 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 425 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Hòa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Hòa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn Sinh học 8 nhằm rèn luyện thêm kỹ năng sống cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống
2.3.2. Phân loại các bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
2.3.3. Tích hợp kỹ năng sống thông qua bộ môn
2.3.4. Một số ví dụ minh họa tích hợp từng nhóm kỹ năng sống trong chương trình sinh học 8
2.3.4.1. Nhóm kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất, sức khỏe
2.3.4.2.Kỹ năng sống liên quan đến nhận thức, thực hành
2.3.4.3. Kỹ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần
Mô tả sản phẩm
M ỤC L ỤC
Mục lục…………………………………………………………………………………………………..
1.Mở đầu…………………………………………………………………………………………………
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………….
1.2. Mục đích nghiên cứu:…………………………………………………………………………
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………….
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………………….. ………………………….
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………….
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………………
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề………………………………………
2.3.1..Phân loại kiến thức kỹ năng sống……………………………………………………..
2.3.2. Phân loại các bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống……………………………………………………………………………………..
2.3.3. Tích hợp kỹ năng sống thông qua bộ môn………………………………………….
2.3.4. Một số ví dụ minh họa tích hợp từng nhóm kỹ năng sống trong chương trình sinh học 8………………………………………………………………………………………..
2.3.4.1. Nhóm kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất, sức khỏe………………………………………………………………………………………….
2.3.4.2.Kỹ năng sống liên quan đến nhận thức, thực hành…………………………….
2.3.4.3. Kỹ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần…………………………….
2.4.Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục…………………………………….
- Kết luận, kiến nghị……………………………………………………………………………..
3.1.Kết luận…………………………………………………………………………………… …….
3.2 Kiến nghị………… ……………………………………………………………………………..
- Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Đối với học sinh việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, học sinh luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua chính là do các em thiếu những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp….Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với mục đích:
– Thực hiện đúng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và đào tạo
– Giáo dục cho học sinh các kỹ năng rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa các tệ nạn xã hội.
– Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 8 trường THCS Quảng Đông trọng tâm là năm học …………
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Điều tra khảo sát thực tế.
– Nghiên cứu tài liệu
– Ứng dụng thể nghiệm
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kỹ năng sống là gì? Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần có để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh, đó là những kỹ năng mà mỗi cá nhân phải có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể coi là việc tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình hoạt động. Qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực nhằm phát triển nhân cách toàn diện giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Các kỹ năng đó mỗi học sinh cần phải hình thành cho bản thân dưới sự định hướng hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Trong trường học, mỗi môn học, đều có thể hình thành các kỹ năng thuộc các lĩnh vực khác nhau và môn sinh học lớp 8 với đặc trưng là nghiên cứu về cơ thể người, nghiên cứu về chính bản thân mình, khám phá những điều bí ẩn của cơ thể có thể lồng ghép những nhóm kỹ năng liên quan đến thể chất sưc khỏe, nhận thức, quản lí cảm xúc, tinh thần… Một con người có sức khỏe tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. “ Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”. Từ đó trí tuệ mới được mở mang có cơ hội chiếm lĩnh khoa học và đào tạo một đội ngũ tương lai có một trí tuệ và sức khỏe vững vàng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục kĩ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học đặc biệt sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn, có thể tiếp cận và thực hiện được.
Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống ở nước ta còn hạn chế. Các trường THCS nói chung còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa, giáo viên bộ môn với 45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng em.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh. Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Qua khảo sát học sinh lớp 8, trường THCS Quảng Đông nơi tôi công tác tôi thấy: Khi nói đến những vấn đề liên quan đến kĩ năng chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất đa số các em còn rất mơ hồ, thậm chí có nhiều em khôn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]