SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8
- Mã tài liệu: BM8135 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1396 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Bàn Cờ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Bàn Cờ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Giải pháp 1: Sử dụng các câu chuyện ngắn có trong thực tế vào giảng dạy
– Giải pháp 2: Sử dụng các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy.
– Giải pháp 3: Sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế vào trong giảng dạy
– Giải pháp 4: Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào trong giảng dạy
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra phương hướng: Đầu tư phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển nhân lực và phẩm chất người học, phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong đó, phát triển giáo dục và đào tạo phải tuân theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lí luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục xã hội.
Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên có nhiệm vụ nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống và các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Ở Sinh học 8 các em được tìm hiểu sâu về đặc điểm cấu tạo và sinh lí của con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em.
Trong thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học cấp trung học cơ sở, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều không thích học bộ môn Sinh học vì cho rằng môn học này thường khô khan, khó hiểu. Nên dẫn đến nhiều em còn có thái độ chưa quan tâm, chưa chú ý vào bài học. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Mặt khác, ở lứa tuổi học sinh lớp 8 các em đang bước vào giai đoạn dậy thì nên cơ thể phát triển mạnh. Tuy nhiên, mức độ phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến độ hoàn thiện, do đó các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn song cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế khi phải tiếp thu bài một cách thụ động, kém hào hứng. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi các phương pháp cũng như cách thức giảng dạy để có thể khơi dậy sự hứng thú cũng như sự chủ động trong học tập của học sinh, nếu không sẽ dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán, khó thành công.
Các tình huống có trong thực tiễn rất gần gũi và thân quen đối với chúng ta cũng như đối với các em học sinh. Việc vận dụng các tình huống thực tiễn vào trong giảng dạy bộ môn tạo cho các em cảm thấy môn Sinh học trở nên gần gũi và thiết thực. Đặc biệt trong phần vào bài trước khi học bài mới giáo viên sử dụng những tình huống thực tiễn, những câu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục, các câu ca dao, tục ngữ … sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt, sự thích thú, muốn khám phá ra những kiến thức để lí giải những vấn đề đó. Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất lượng bộ môn được nâng cao hơn.
Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những giải pháp hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập đối với bộ môn, giúp học sinh chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Tìm hiểu các thông tin từ các nguồn tư liệu về những vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ môn, để lựa chọn và đưa ra các tình huống vào bài phù hợp với nội dung bài học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Đưa ra được các giải pháp, biện pháp cần thiết và hiệu quả cho việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng học tập đối với bộ môn Sinh học 8.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận
Tại Đại hội Đảng lần thứ XII Đảng ta đã xác định đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng phải phù hợp, thiết thực với từng cấp học, từng đối tượng, đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại; lựa chọn những kiến thức có tính ứng dụng cao. Chuyển từ nặng về trang bị kiến thức lí thuyết trừu tượng sang nội dung gắn với thực tiễn đời sống, chú trọng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống….nội dung các môn học cần lựa chọn những gì cần thiết cho việc phát triển phẩm chất năng lực người học, những tri thức thiết thực, gần gũi, gắn với đời sống có thể vận dụng tốt trong thực tế.
Trong công văn hướng dẫn nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện trong năm học …………của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana đã chỉ rỏ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học; đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh…”.
Theo các chuyên gia tâm lí học thì cùng với sự tự giác thì hứng thú học tập tạo nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy được sự sáng tạo, là động lực để người học có thể say mê, tự giác nghiên cứu và đạt được hiệu quả cao trong chương trình giáo dục.
Ở lứa tuổi trung học cơ sở, các em có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em rất tò mò, muốn tìm hiểu cũng như giải đáp được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên còn quá coi trọng các kiến thức lí thuyết nên tổ chức các hoạt động học còn thiên về cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa, ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào giảng dạy. Điều này làm cho các em cảm thấy kiến thức của các môn học trở nên xa lạ và khô khan, từ đó các em ít hứng thú đối với môn học hơn.
Qua thực tế giảng dạy tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, tôi nhận thấy rằng trong mỗi tiết học mà giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những kiến thức đơn thuần có trong sách giáo khoa thì tiết học sẽ trở nên khô khan, nhàm chán, không tạo được tâm thế học tập tốt cho các em, các em không hứng thú với học tập, tiếp thu bài một cách bị động, nên dẫn các em học mang tính chất học vẹt, không nắm được kiến thức trọng tâm, khả năng tổng hợp cũng như vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế đã dẫn đến kết quả học tập bộ môn còn thấp. Điều này đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều, làm thế nào để có tạo được hứng thú học tập cho các em? Làm thế nào để các em có thể chủ động trong học tập? Làm thế nào để có thể các em yêu thích môn Sinh học hơn? Làm thế nào để các em có thể vận dụng những kiến thức môn học vào xử lí các tình huống có trong thực tiễn?…. Từ những suy nghĩ này, tôi đã tìm tòi, sưu tầm những tình huống thực tế, các câu chuyện ngắn, các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.… liên quan đến kiến thức bộ môn để áp dụng tổ chức các tình huống vào bài ở một số tiết dạy và tôi tự nhận thấy rằng nếu giáo viên biết cách tổ chức các tình huống vào bài đặc biệt là các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy sẽ tạo cho học sinh một tâm thế tốt, kích thích được hứng thú học tập của các em, làm nảy sinh trong các em suy nghĩ muốn khám phá ra những kiến thức và có thể áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn cũng được nâng cao.
- Thực trạng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]