SKKN Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác luyện tập Thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh

Giá:
50.000 đ
Môn: Giáo dục thể chất
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 112
Lượt tải: 0
Số trang: 15
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 15
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác luyện tập Thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh” triển khai các biện pháp như sau: 

Giải pháp 1: Hiểu đúng, đầy đủ về “Trò chơi vận động”
Giải pháp 2: Chuẩn bị chu đáo sân bãi, phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học… trước khi dạy học phần “Trò chơi vận động”
Giải pháp 3: Phân biệt trò chơi mới và trò chơi đã được chơi một số lần để tìm ra phương pháp dạy hợp lý
Giải pháp 4: Nhớ tên và nắm vững cách chơi
Giải pháp 5: Nhập vai vào trò chơi
Giải pháp 6: Điều khiển trò chơi
Giải pháp 7: Chú ý phân loại sức khoẻ, giới tính khi tổ chức các trò chơi vận động
Giải pháp 8: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia trò chơi vận động

Mô tả sản phẩm

1 . Lời mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài:

Đảng và nhà nước ta rất coi trọng công tác GDTC trong nhà trường phổ thông. Để thực hiện việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với xu thế phát triển của thế giới về khoa học công nghệ thông tin, để kế thừa được khoa học công nghệ thông tin đó, thì con người chúng ta phải có sức khoẻ chính vì vậy Đảng ta đã khẳng định mục tiêu phát triển đào tạo kinh tế, văn hoá, thông tin  thể dục thể thao nhằm nâng cao dân trí, thể lực của dân tộc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể đối với giáo dục thể chất trong nhà trường phải có nề nếp, chất lượng và hiệu quả cao. Trong báo cáo chính trị của Đại hội Đảng khẳng định phát triển phong trào TDTT của nhân dân trong cả nước, trước hết là trong thanh thiếu niên học sinh, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng trong nhà trường.

Từ những quan điểm trên giáo dục thể chất  trong trường học là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của mục tiêu giáo dục đào tạo. Do đó phát triển  thể chất cho học sinh rất cần thiết, gắn liền với bối cảnh chung của phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mặt khác giáo dục này cũng còn nhận được tác động thúc đẩy và định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thể dục thể thao của đất nước ta. Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục thể thao trong nhà trường phổ thông là một vấn đề cấp bách để nâng cao sức khoẻ cho lớp người tương lai kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước, ngày một đàng hoàng hơn, đẹp hơn. Đó là nguyện vọng chính đáng của toàn Đảng, toàn dân ta. 

 1.2  Mục đích nghiên cứu:

Khoa học càng phát triển nó trở thành lực lượng để cải tạo sự phát triển của xã hội. Trước nhiệm vụ đó cần phải có những con người phát triển toàn diện về  Đức – Trí – Thể – Mỹ – Lao động, nó đòi hỏi nhà sư phạm phải tạo ra những con người có đầy đủ sức khoẻ, trí tuệ. Để đánh giá sự phát triển thể chất của con người thường dựa vào các chỉ số về hình thái và các chỉ số về chức năng,trong đó các chỉ số đánh giá về khả năng vận động gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo.

Thông qua thực tế giảng dạy của cac trò chơi, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp trò chơi để đạt được hiệu quả cao hơn. 

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Sau khi  xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như được phép Ban giám hiệu nhà trường, căn cứ vào thời gian và chương trình học tập của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vinh – Thành phố Thanh Hóa. Đề tài được chọn là các em học sinh lớp 5 làm đối tượng thực nghiệm và đối chứng.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Thể dục là một trong 9 môn học bắt buộc  trong nhà trường Tiểu học. Mục tiêu môn Thể dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh: Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính. Biết một số kiến thức, kỹ năng để luyện tập giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác luyện tập Thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh. Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.

  1. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận

+ Chương trình thể dục lớp 5 bao gồm : Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động, môn thể thao tự chọn.

+ Trò chơi vận động trong chương trình thể dục lớp 5 bao gồm một số trò chơi vận động dã học ở các lớp 1 đến 4 như : “ Kết bạn’’, “ chạy đổi chỗ vỗ tay nhau ’’, “ lò cò tiếp sức ’’, “Bỏ khăn ”, “ Hoàng Anh – Hoàng Yến”, “ Mèo đuổi chuột ’’, “ Nhảy ô tiếp sức ”, “Nhảy đúng – Nhảy nhanh”, “Trao tín gậy”, “ Dẫn bóng ”, “Thăng bằng ”, “ Thỏ nhảy”, “Đua ngựa ”.

Và học mới 8 trò chơi vận động : “ Ai nhanh và khéo hơn”, “ Chạy nhanh theo số” “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”, “Bóng chuyền sáu”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Qua cầu tiếp sức”, “Chuyển nhanh nhảy nhanh”, “Truyền và bắt bóng tiếp sức”.

+ Mục tiêu của các trò trơi vận động ở lớp 5 nhằm tiếp tục rèn luyện khả năng phối hợp  vận động, phản xạ nhanh, tính chính xác, khả năng thăng bằng, phát triển kỹ năng chạy , bật nhảy, ném, leo trèo, mang vác, sự phối hợp tập thể ở mỗi em.

Yêu cầu cần đạt được khi dạy phần “ Trò chơi vận động” ở lớp 5 là học sinh biết tên trò chơi, cách chơi và tham gia tương đối chủ động những trò chơi đã học ở các lớp 1, 2, 3, 4. Biết tên trò chơi, cách chơi và bước đầu tham gia được những trò chơi mới học . Biết cách tự tổ chức, tự chơi những trò chơi đơn giản, tự tập ngoài giờ.

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu trên khi dạy phần “ Trò chơi vận động” trong chương trình thể dục lớp 5, đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, lấy người học là trung tâm, đảm bảo cho giờ dạy học luôn sinh động, hấp dẫn làm cho học sinh dễ tiếp thu bài, chủ động và hứng thú trong luyện tập.

2.2. Thực trạng 

Là giáo viên chuyên biệt dạy môn thể dục ở bậc tiểu học, trình độ đào tạo trên chuẩn, từ thực tiễn giảng dạy tại trường tiểu học Đông Vinh cũng như được thăm lớp, dự giờ của các đồng nghiệp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn cụm ở một số trường tiểu học trong Thanh pho, tôi nhận thấy thực trạng khi dạy phần “Trò chơi vận động” trong chương trình thể dục lớp 5 của bản thân cũng như không ít các đồng nghiệp thường bộc lộ và có những biểu hiện sau đây:

– Một là: Hiểu chưa đúng chưa đầy đủ, chưa khu biệt rõ giữa trò chơi nói chung và trò chơi vận động trong chương trình thể dục lớp 5, xem “trò chơi vận động” chỉ là trò chơi thư giãn, giải trí, thay đổi không khí.

– Hai là: Chưa phân biệt được trò chơi mới và trò chơi đã chơi một số lần để tìm ra phương pháp dạy học hợp lý.

– Ba là: Chuẩn bị chưa thực sự chu đáo sân bãi, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học….trước khi tổ chức trò chơi.

– Bốn là: Chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia chơi, chưa chú ý phân biệt nam, nữ, giới tính của học sinh, phân loại sức khoẻ để có những phương pháp luyện tập phù hợp với đối tượng.

– Năm là: Không ít giáo viên còn lúng túng, chưa thực sự thành thạo khi tổ chức, hướng dẫn học sinh tổ chức đội hình, hướng dẫn cách chơi, điều khiển trò chơi….

Từ thực trạng trên dẫn đến không ít trò chơi mang tính hình thức, đơn điệu, nhàm chán, thiếu hấp dẫn, học sinh chưa nắm vững cách chơi, tham gia chơi còn lúng túng, hay phạm quy, hiệu quả chất lượng giờ dạy thấp.

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và khắc phục được những thực trạng trên, một vấn đề dặt ra cho các nhà giáo dạy môn Thể dục, là dạy phần “Trò chơi vận động” trong chương trình thể dục lớp 5 như thế nào cho hiệu quả? 

Tôi đã thống kê kết quả của học sinh lớp 5 như sau:

 

Lớp Số học sinh Xếp loại Ghi chú
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % SL %
5 23 14 61 5 21,7 4 17,3

Từ thực trạng trên kết quả học tập của học sinh còn thấp, để khắc phục tình trạng này tôi đã tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về “trò chơi vận động cho học sinh lớp 5” của trường tôi đạt hiệu quả cao hơn trong bộ môn thể dục.

2.3 Một số giải pháp, biện pháp thực hiện

Do trình độ năng lực, thời lượng có hạn, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin mạnh dạn được trao đổi cùng các đồng nghiệp một số giải pháp, biện pháp để dạy phần “Trò chơi vận động” trong chương trình thể dục lớp 5 có hiệu quả:

Giải pháp 1:  Hiểu đúng, đầy đủ về “Trò chơi vận động”

– Điều đầu tiên trước hết, giáo viên dạy bộ môn thể dục trong các trường tiểu học cần hiểu, xác định rằng: “ Trò chơi vận động” trong chương trình thể dục bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là trò chơi bắt buộc, đã được quy dịnh giảng dạy từ tuần 1 đến tuần 35. Đây là nội dung “Cứng” không phải là phần “Mềm” ( lớp 1: 8 trò chơi; Lớp 2: Ôn 8 trò chơi đã học ở lớp 1 và học mới 10 trò chơi; lớp 3: Chơi thành thạo 18 trò chơi đã học ở lớp 1,2 và học mới 10 trò chơi; Lớp 4: Ôn tập một số trò chơi đã học ở lớp 1,2,3 và học mới 10 trò chơi; Lớp 5: Ôn tập một số trò chơi đã học ở lớp 1,2,3,4 và học mới 8 trò chơi.)

– “ Trò chơi vận động” trong chuơng trình thể dục bậc tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng khác biệt so với trò chơi ở một số môn học khác. “Trò chơi” ở các môn học này ngoài việc phục vụ cho yêu cầu của bộ môn còn có ý nghĩa chính là giải trí, thay đổi không khí, không phải là yêu cầu bắt buộc, không được quy định trong chương trình dạy học.

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của nhà trường, tổ chuyên môn cũng như được thăm lớp, dự giờ của các đồng nghiệp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn cụm, một lần nữa tôi lại có dịp hiểu thêm, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về “Trò chơi vận động” trong chương trình thể dục bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng, từ đó có cách nhìn, cách dạy đúng hơn và chất lượng dạy học cũng có nhiều chuyển biến, tiến bộ hơn.

Giải pháp 2: Chuẩn bị chu đáo sân bãi, phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học… trước khi dạy học phần “Trò chơi vận động”.

– Ngoài một số ít các trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và một vài trường ở những xã, thị trấn có nền kinh tế phát triển, cơ sở vật chất của nhà trường khá, có đầy đủ sân chơi bãi tập, phương tiện, trang thiết bị… phục vụ cho dạy học, vui chơi, giải trí cho học sinh nói chung và môn Thể dục nói riêng. Trường tiểu học Đông Vinh cũng như đa số các trường tiểu học còn lại trong thành ph đều không có nhà tập, nhà đa năng, sân, bãi tập không đảm bảo yêu cầu, phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học…. Còn thiếu quá nhiều gây rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi luyện tập, vui chơi, chơi các trò chơi vận động.

– Trước thực trạng của cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị như vậy, để dạy học đạt kết quả tốt, khâu đầu tiên vô cùng quan trọng và không thể thiếu được khi dạy phần “ Trò chơi vận động” ở lớp 5 là giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, đầy đủ trước khi tổ chức trò chơi. Chuẩn bị càng kỹ, càng tốt bao nhiêu thì hiệu quả giờ dạy càng cao. Và ngược lại, nếu chuẩn bị chiếu lệ, qua loa, sơ sài thì hiệu quả rất thấp:

+ Ai là người chuẩn bị? 

Tuỳ theo từng trò chơi, tuy có mức độ khác nhau, cả thầy và trò cùng chuẩn bị. Nếu một trong hai không chuẩn bị thì trò chơi sẽ không thực hiện được hoặc hiệu quả thấp.

Ví dụ: Khi dạy trò chơi “ Đua ngựa” tuần 19: Thầy (cô ) giáo chuẩn bị: 2 – 4 đoạn tre (gỗ) dài 0,6 – 1m, trên đầu có một miếng bìa cắt hình đầu ngựa, cờ nhỏ 2 – 4 lá, kẻ vạch xuất phát,…. học sinh chuẩn bị tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc theo vạch xuất phát, mỗi hàng phải thẳng với một lá cờ, em đứng trên cùng cầm một đầu ngựa, học cách cầm ngựa, cách chơi.

+ Thời gian, không gian, địa điểm chuẩn bị ?

Thực hiện việc chuẩn bị, phần chuẩn bị của tôi đã được xác lập từ khi lập kế hoạch bài học, chuẩn bị trước khi dạy trò chơi, chuẩn bị đầu và trong tiết dạy, chuẩn bị ở nhà, ở trường, chuẩn bị ở trên lớp, chuẩn bị ở sân tập.

Nếu không có chuẩn bị ở nhiều thời gian, không gian, địa điểm, và ở nhiều công đoạn khác nhau, chuẩn bị thiếu chu đáo thì hiệu quả dạy học thấp.

Ví dụ: Khi dạy trò chơi “Lò cò tiếp sức” (tuần 16) ngoài việc chuẩn bị phải được xác lập từ khi lập kế hoạch bài học, chuẩn bị ở nhà (các vật làm chuẩn, hai lá cờ) còn phải chuẩn bị trên sân bãi (vệ sinh, kẻ sân chơi ….)

+ Chuẩn bị những gì ?

Trước khi tổ chức trò chơi vận động, tuỳ theo từng trò chơi mà xác định nội dung cần chuẩn bị, chuẩn bị những gì cho phù hợp góp phần nhiều nhất cho kết quả giờ dạy. Tôi thường chuẩn bị một ,hai, ba… nội dung: Sân bãi (kẻ các vạch, xuất phát, đích) phương tiện (còi, dụng cụ, bóng, cờ, đồng hồ…) tập hợp, xếp hàng (ngang, dọc, vòng tròn…) các câu văn vần, câu hát đồng ca, đồng giao…chuẩn bị các phương án thay thế thay đổi hình thức và quy định cho thêm phần phong phú.

Ví dụ: Khi dạy trò chơi “chạy nhanh theo số” tuần 10, cần chuẩn bị: Kẻ hai vạch chuẩn bị và vạch đích cách nhau 2 – 3 m, cách vạch đích 10 – 15 m cắm một lá cờ nhỏ hoặc vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 0,4 – 0,5 m làm chuẩn, chia số học sinh trong lớp thành hai đội chơi, nam, nữ riêng: Mỗi đội tập hợp thành 2 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu. Học sinh đứng sau vạch chuẩn bị, cách nhau 0,5 – 0,6 m, điểm số từ 1 đến hết.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số phương pháp dạy học môn mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho hs lớp 4 trường th cam thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học
4
Mĩ Thuật
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)