SKKN Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành Công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
- Mã tài liệu: BM7004 Copy
Môn: | Công nghệ |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 893 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành Công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng từ đầu năm học.
Giải pháp 2: Xác định rõ mục tiêu bài học và đặt vấn đề vào bài hấp dẫn.
Giải pháp 3: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chu đáo.
Giải pháp 4: Gắn nội dung học tập với các vấn đề của thực tiễn.
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh làm đồ dùng thực hành.
Giải pháp 6: Sử dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin.
Giải pháp 7: Xây dựng Mẫu đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm để thoã mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu. Trong khi đó nước ta lại là một nước có truyền thống làm nông nghiệp. Vì vậy việc trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản về nông nghiệp là rất cần thiết.
Với mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đặc biệt là học sinh biết gắn kết lý thuyết với thực hành, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ở gia đình và địa phương, hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp là nhiệm vụ chung của các môn học trong cấp đào tạo THCS và là đặc thù của môn Công nghệ. Để thực hiện được mục tiêu đó thì phải kể đến vai trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó thực tế giảng dạy cho thấy các tiết thực hành thường bị xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy hết được vai trò của nó.
Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng gần gũi với cuộc sống, cung cấp những kiến thức cơ bản về nông ,lâm, ngư nghiệp. Nên trong quá trình dạy học đặc biệt là các tiết thực hành cần trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết. Xong thực tế các thiết bị được cấp còn thiếu và hư hỏng rất nhiều, học sinh thì coi đây chỉ là môn “phụ” nên chưa hứng thú, tích cực học tập . Do đó việc tổ chức dạy và học các bài thực hành còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng dạy – học bộ môn chưa cao. Từ đó trong tôi nảy sinh rất nhiều câu hỏi: Mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây? Phải làm gì để các em coi tiết thực hành như là một cơ hội để các em nghiên cứu, tìm tòi? Phải làm gì để nâng cao chất lượng của một tiết thực hành? Chính vì lẽ đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra phương pháp dạy bài thực hành tối ưu nhất.
Trong nhiều năm được giảng dạy môn Công nghệ 7, qua rất nhiều tiết thực hành trên lớp cũng nhiều lần được đi tiếp thu các chuyên đề cấp huyện và tỉnh về đổi mới các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ học, tôi đã tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và đã áp dụng thành công một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn Công nghệ 7. Với sự cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và thực tế giảng dạy học sinh khối 7 tại trường đã giúp tôi đúc rút kinh nghiệm “ Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để cùng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp để tổ chức giảng dạy bài thực hành môn công nghệ 7 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong tiết thực hành. Đó chính là lí do chủ yếu để tôi nghiên cứu đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Vì đây là một đề tài rộng nên trong nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu được: Nội dung các bài thực hành trong chương trình công nghệ 7. Sách hướng dẫn giáo viên, sách thiết kế bài dạy môn công nghệ 7, sách các phương pháp dạy học môn Công nghệ THCS. Thực trạng học môn công nghệ đặc biệt là các bài thực hành môn công nghệ 7 của học sinh khối 7 để tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học bài thực hành môn Công nghệ 7 áp dụng cho năm học ……….và cho các năm sau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc và nghiên cứu kỹ các bài thực hành trong chương trình công nghệ 7. Sách hướng dẫn giáo viên, sách thiết kế bài dạy môn công nghệ 7, sách các phương pháp dạy học môn Công nghệ THCS để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:.
+ Khảo sát cơ sở vật chất nhà trường thông qua quan sát thực tế, qua kiểm tra ở phòng thiết bị đồ dùng.
+Khảo sát thực tế học sinh: Qua bài kiểm tra, qua quá trình giảng dạy.
+Trực tiếp dự giờ và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về các giải pháp dạy bài thực hành. Trực tiếp chấm chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, quan sát tinh thần, thái độ học tập của các em khi học tiết thực hành .
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thông tin, thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Công nghệ là một trong những môn khoa học thực nghiệm. Việc dạy học kĩ thuật ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng mà còn phải coi trọng việc phát triển năng lực hoạt động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống. Do vậy việc tổ chức cho học sinh được thực hành là vô cùng quan trọng, cần thiết trong quá trình dạy và học.
– Trước hết, thực hành góp phần hình thành và phát triển các khái niệm. Trong khi học sinh tiến hành thực hành, các em sẽ làm được một số khâu kỹ thuật trong nông nghiệp như nhận biết và phân biệt được các loại đất, cách xử lí hạt giống, thuốc hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, các loại gia súc, gia cầm, các loại thức ăn của động vật thuỷ sản… Sự phát hiện đó có ý nghĩa củng cố những dấu hiệu của khái niệm đã được nghiên cứu trong phần lý thuyết, có khi là những dấu hiệu mới chưa đề cập đến.
– Thực hành là cơ hội để rèn luyện các kỹ năng của bộ môn, góp phần hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học. Qua thực hành, học sinh được rèn luyện để sử dụng thành thạo các phương tiện thí nghiệm, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại gia đình và địa phương.
– Thực hành còn có ý nghĩ phát huy vai trò chủ động trong học tập, rèn luyện trí thông minh, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh. Trong khi thực hành, học sinh được tự mình nghiên cứu khảo sát đất đai, thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, các loại thức ăn của động vật thuỷ sản,… tự lực tổ chức và quan sát kết quả thí nghiệm, vì vậy có ý nghĩ tăng cường tính tự lực cho học sinh. Mặt khác, học sinh phải rèn luyện các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp… nên có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh.
– Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế.
– Thực hành còn có ý nghĩa gây hứng thú học tập bộ môn, tạo sự ham muốn
nghiên cứu khoa học. Ngoài ra nhiều sản phẩm thực hành sẽ được bổ sung cho phòng thí nghiệm góp phần làm phong phú thêm đồ dùng dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Nhà trường : Ngày ………được sự phân công của BGH tôi đã kiểm tra thiết bị đồ dùng bộ môn Công nghệ của nhà trường. Kết quả kiểm tra tôi thấy có nhiều đồ dùng còn thiếu. Đặc biệt là vật liệu và dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành của môn Công nghệ nông nghiệp ở trường tôi thật sự là thiếu rất nhiều, còn một số thì trong tình trạng hư hỏng nặng không sử dụng được.
Hàng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí khá lớn đầu tư cho trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng – thiết bị cho các phòng chức năng, thực hành, bộ môn; tuy nhiên vì có nhiều mục cần đầu tư nên thực tế việc tu sửa, mua sắm đồ dùng – thiết bị cho thực hành của nhiều bộ môn còn hạn chế, đặc biệt là môn kỹ thuật nông nghiệp.
*Giáo viên: Ở hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện thì giáo viên giảng dạy chuyên sâu về môn Công Nghệ là rất ít, đặc biệt là môn Công Nghệ 7 – Nông Nghiệp thì gần như là không có giáo viên chuyên nghành Kỹ thuật Nông Nghiệp , mà phần đa giáo viên giảng dạy theo phân ban thậm chí dạy trái ban (do thiếu giáo viên).
Công nghệ lại là môn học không tổ chức thi học sinh giỏi, không thi lên cấp 3, cũng không thi tốt nghiệp nên giáo viên cũng coi đây chỉ là môn phụ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 1
- 174
- 1
- [product_views]
- 0
- 184
- 2
- [product_views]
- 4
- 108
- 3
- [product_views]
- 5
- 129
- 4
- [product_views]
- 2
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 135
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 552
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 423
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 223
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 1092
- 10
- [product_views]