Đánh giá giữa kì II môn Địa lí khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Địa lí công nghiệp”
- Mã tài liệu: MP0996 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1252 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 77 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 77 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Đánh giá giữa kì II môn Địa lí khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Địa lí công nghiệp”” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH MỤC TIÊU HỌC TẬP SẼ ĐÁNH GIÁ
– XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
– LỰA CHỌN, THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
– THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
– GIẢI THÍCH VÀ PHẢN HỒI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS | Học sinh | |
GV | Giáo viên | |
GD – ĐT | Giáo dục – Đào tạo | |
PPDH | Phương pháp dạy học | |
THPT | Trung học phổ thông | |
DHDA | Dạy học dự án | |
GDPT | Giáo dục phổ thông |
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Kể từ năm học 2022 – 2023, trên cả nước sẽ triển khai chương trình giáo dục Phổ thông 2018 đối với khối lớp 10. Để thực hiện thành công Chương trình giáo dục mới, Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Nghệ An đã triển khai tập huấn cho giáo viên rất nhiều nội dung mới. Trong đó có triển khai đa dạng nhiều hình thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
Ngoài đánh giá sản phẩm học tập còn đánh giá cả hồ sơ học tập của học sinh. Đây là một trong số những điểm khác biệt rất rõ của quá trình Đổi mới chương trình giáo dục
Phổ thông năm 2018. Nếu như trước đây, đánh giá theo phương pháp tiếp cận nội dung, phương pháp đánh giá định kì bằng các bài kiểm tra là chủ yếu ( đánh giá sản phẩm học tập) thì hiện nay còn có đánh giá qua hồ sơ học tập (hồ sơ tiến bộ) của học sinh. Kết hợp được cả 2 phương pháp đánh giá này sẽ giúp người kiểm tra (Giáo viên, các cấp quản lí) và người được kiểm tra (học sinh) có được kết quả đánh giá khách quan, chính xác, khuyến khích được tiềm năng của người học; khơi dậy được trong các em hứng thú học tập, có ý thức sửa sai và mong muốn được sửa sai để có kết quả như mong muốn.
Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy được rằng, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp đạt được yêu cầu đánh giá mới của Chương trình Đổi mới giáo dục Phổ thông năm 2018.
Vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Đánh giá giữa kì II môn Địa lí khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Địa lí công nghiệp” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra quy trình thực hiện đánh giá định kì cho học sinh khối 10 khi học môn Địa lí bằng kết quả thực hiện dự án học tập và xây dựng bộ công cụ đánh giá tối ưu nhất.
III. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt học thuật: Đề tài tập trung nghiên cứu:
Quy trình đánh giá định kì cho học sinh THPT được thể hiện như thế nào trong dạy học dự án môn Địa lí 10.
Bộ công cụ dùng để thực hiện đánh giá định kì nhằm đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 10 THPT
Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên, học sinh khi thực hiện đánh giá định kì bằng kết quả thực hiện dự án học tập.
- Về mặt lãnh thổ nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài của mình tại ba trường
THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. Đó là: Các lớp 10A, 10B, 10C, 10E Trường THPT Đặng Thúc Hứa; Các lớp 10A1, 10A6 Trường THPT Đặng Thai Mai; Các lớp 10C1, 10C6 Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Về thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2021 – 2022.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, nghiên cứu, xử lý tài liệu: Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng hầu như trong suốt đề tài với nguồn tài liệu được sử dụng gồm các dạng: văn bản, nghị định, nghị quyết về vấn đề giáo dục. Ngoài ra còn có các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ giáo dục & đào tạo, tài liệu giáo dục thường xuyên, một số sách báo chuyên ngành của nhiều tác giả, một số trang web giáo dục… nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dựa trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập được thì phương pháp phân tích, tổng hợp,so sánh được sử dụng để xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng đổi mới dạy học môn Địa lý ở trường THPT để từ đó áp dụng hiệu quả vào việc sử dụng kết quả đáng giá dự án làm kết quả đánh giá kiểm tra định kì của HS. Xử lý số liệu còn kết hợp với
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]