SKKN Đổi mới một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí
- Mã tài liệu: MP1006 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1062 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Sơn Thịnh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Sơn Thịnh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Khởi động bằng tổ chức trò chơi
Giải pháp 2: Khởi động bằng video, tranh ảnh
Giải pháp 3: Khởi động bằng tạo tình huống
Mô tả sản phẩm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI TRƯỜNG THPT SƠN THỊNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (LĨNH VỰC: GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ)
“ ĐỔI MỚI MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT SƠN THỊNH”
Yên Bái, tháng 02 năm 2022
|
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
“ Đổi mới một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí tại trường THPT Sơn Thịnh”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến đã áp dụng cho đối tượng học sinh tại Trường THPT Sơn Thịnh– Thị trấn Sơn Thịnh – Huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên Bái. Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng tôi nhận thấy những giải pháp đã nêu có thể vận dụng hiệu quả trong dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông.
- Thời gian áp dụng sáng kiến
Năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022 hướng nghiên cứu sáng kiến vẫn tiếp tục được ứng dụng trong công tác giảng dạy môn Địa lí tại Trường THPT
Sơn Thịnh
- Tác giả:
- Đồng tác giả: ( Không) II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1.Tình trạng sáng kiến đã biết:
* Lịch sử vấn đề đã nghiên cứu
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, ưu tiên đặc biệt cho vấn đề đổi mới trong giáo dục và đào tạo. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để làm được điều đó chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong Giáo dục – Đào tạo, Bộ Giáo dục – Đào tạo có công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh”.
Để nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường phổ thông, người giáo viên ngoài việc định hướng cho học sinh trong mỗi bài giảng còn phải biết khơi dậy niềm hăng say và hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học. Ấn tượng đầu tiên rất là quan trọng. Mỗi bài học nếu có phần mở đầu thuyết phục thì chỉ cần một vài phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học. Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ phá vỡ những lo lắng, e ngại tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Các em học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo và hứng khởi khi bắt đầu vào học bài mới. Vậy làm thế nào để tác động đến tư duy tích cực của học sinh, giúp các em học được cách vận dụng những tri thức đã tiếp thu vào cuộc sống? Tùy theo mục tiêu, nội dung bài học, năng lực của học sinh và năng lực của người giáo viên để có thể lựa chọn cách mở đầu thích hợp.
Đánh giá các giải pháp đã thực hiện tại cơ sở
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Sơn Thịnh nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của các em. Tuy nhiên, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học.Việc thực hiện tiết dạy của một số giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy: Giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác…
Nếu có lựa chọn tổ chức hoạt động khởi động thì chưa thường xuyên, chưa lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng học sinh.
Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. Học sinh chưa tích cực hăng hái trong học tập, mức tiếp thu bài không đồng bộ không tạo được tâm thế tiếp nhận bài học khiến giờ học căng thẳng, áp lực.
* Vai trò của Đổi mới một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí
Theo từ điển tiếng Việt, khởi động được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]