Giáo án Âm nhạc lớp 8 Chân trời sáng tạo – Bài 10(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8010 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 448 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất rộn ràng, tươi vui của bài hát Khi vui xuân sang; sáng tác được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động,…
– Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát Khi vui xuân sang.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất rộn ràng, tươi vui của bài hát Khi vui xuân sang; sáng tác được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động,…
Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát Khi vui xuân sang.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Chủ động trong học tập: biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
Năng lực riêng:
Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất rộn ràng, tươi vui của bài hát Khi vui xuân sang.
Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài Khi vui xuân sang.
3. Phẩm chất
Tích cực, tự giác trong học tập.
Yêu quê hương, đất nước.
Yêu mến, trân trọng và có ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
File âm thanh bài hát Khi vui xuân sang, file âm thanh các bài hát (gợi ý: Lí dĩa bánh bò, Hò ba lí,…, đàn phím điện tử hoặc kèn phím (nếu có),…
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Âm nhạc 8.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
PPDH: dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,…
KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HÁT: KHI VUI XUÂN SANG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: HS lắng nghe và gõ đêm hoặc vận động nhẹ nhàng theo 2 bài hát Khi vui xuân sang và Lí dĩa bánh bò để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe và vận động theo một số động tác mẫu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS nghe trích đoạn bài hát và gõ đêm hoặc vận động nhẹ nhàng theo 2 bài hát Khi vui xuân sang và Lí dĩa bánh bò:
Link bài Khi vui xuân sang:
https://www.youtube.com/watch?v=G781MSzCaLA&t=21s (0:04 – 0:49)
Link bài hát Lí dĩa bánh bò: https://www.youtube.com/watch?v=D_AqmBAYoig (0:12 – 1:15)
– GV đặt câu hỏi cho HS: Trong hai bài trên, bài nào là bài chèo? Bài còn lại có xuất xứ ở đâu?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe giai điệu của bài hát và thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV quan sát thái độ và sự thể hiện động tác của HS khi nghe bài hát Khi vui xuân sang và Lí dĩa bánh bò.
– GV mời HS trả lời câu hỏi: Trong 2 bài hát trên, bài hát Khi vui xuân sang là bài chèo. Bài hát Lí dĩa bánh bò có xuất xứ từ dân ca Nam Bộ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10: Hát – Khi vui xuân sang.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được nội dung và ý nghĩa của bài hát.
– Nắm được đôi nét về giá trị của chèo trong đời sống người dân Việt Nam.
– Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc về nhịp, nhịp độ hơi nhanh, các dấu nối, dấu luyến,…
b. Nội dung:
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu nghệ thuật chèo; nội dung, ý nghĩa bài hát và các kí hiệu âm nhạc liên quan.
– GV hướng dẫn HS chia câu hát.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung, ý nghĩa bài hát, ghi nhớ cách chia đoạn và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SHS tr.33 và trả lời câu hỏi:
Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật chèo.
– GV cho HS lắng nghe lần 2 bài hát Khi vui xuân sang; yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc và nội dung, ý nghĩa của bài hát.
Link bài hát:
https://www.youtube.com/watch?v=G781MSzCaLA&t=21s (0:04 – 0:49)
– GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp 2/4 , nhịp độ hơi nhanh, dấu nối, dấu luyến, nốt hoa mĩ,…), nhận biết cấu trúc của bài.
– GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc: Bài chia thành 6 câu hát gồm 4 câu hát chính và 2 câu lưu không.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tìm hiểu về nghệ thuật chèo; nội dung, ý nghĩa bài hát và các kí hiệu âm nhạc liên quan.
– HS chia câu hát theo hướng dẫn của GV.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện một số HS trình bày về nội dung, ý nghĩa bài hát và kí hiệu âm nhạc liên quan.
– GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
– GV chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu bài hát
– Nghệ thuật chèo:
+ Là một trong những nghệ thuật đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam (từ thế kỉ X – ngày nay).
+ Phát triển mạnh ở vùng châu thổ sông Hồng.
+ Hình thức nghệ thuật: âm nhạc, múa, kịch,…
+ Hệ thống làn điệu của chèo phong phú, diễn tả đa dạng cung bậc cảm xúc của con người (nhiều làn điệu bắt nguồn từ dân ca).
Ví dụ: làn điệu chèo Tứ quý.
– Bài hát Khi mùa xuân sang:
+ Bài hát có cấu trúc đoạn nhạc, phần đặt lời mới của Hoàng Anh theo điệu Tứ quý.
+ Giai điệu của bài mang đến không khí đầm ấm, náo nức, rộn ràng của những ngày đầu xuân, là niềm mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.
– Chia câu hát trên bản nhạc:
Câu 1: Khi vui xuân sang ta hát vang muôn lời ca.
Câu 2: Đón mừng năm mới đẹp sắc hoa trong nhà.
Câu 3: A a a a a a a a a (Câu lưu không).
Câu 4: Chào mùa xuân sang hoa đua nở khắp đất nước rộn ràng.
Câu 5: Từ nơi làng quê thành phố cuộc đời mới thêm sáng tươi.
Câu 6: A a a a a a a a a (Câu lưu không).
Hoạt động 2. Khởi động giọng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm bài hát.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát.
– GV sửa tư thế, khẩu hình và hơi thở cho HS.
c. Sản phẩm: Phần khởi động giọng của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài dân ca ở điệu thức 5 âm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp.
– GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV sửa tư thế, khẩu hình và hơi thở cho HS.
– GV chuyển sang nội dung mới. 2. Khởi động giọng
HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]