Giáo án HĐTNHN 11 Cánh diều – CHỦ ĐỀ 4. TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP11032 Copy
Môn: | HDTNHN |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 424 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
– Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
– Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
– Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
– Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
– Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
– Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
– Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
– Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
– Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
– Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Tự chủ, tự học: Kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân trong việc ứng xử với các thành viên gia đình và trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột gia đình.
– Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp và hợp tác tốt với các thành viên gia đình để cùng tham gia các sinh hoạt chung và hoạt động lao động của gia đình.
– Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thể hiện tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề khi giao đình có mâu thuẫn, xung đột.
Năng lực riêng:
– Thích ứng với cuộc sống: Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình; Tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
– Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân; Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình; Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình; Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình; Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình; Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân; Trở thành người chủ gia đình tương lai.
3. Phẩm chất:
– Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc chia sẻ các công việc trong công việc và thực hiện nhiệm vụ trong gia đình.
– Nhân ái: Yêu thương, quan tâm đến mọi thành viên gia đình, thể hiện thái độ nhân ái trong việc hóa giải mâu thuẫn, xung đột gia đình.
– Chăm chỉ: Tích cực tham gia các sinh hoạt chung và hoạt động lao động trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
– Tài liệu, sách báo, phim ảnh,… liên quan đến các nội dung của chủ đề.
2. Đối với học sinh
– Sưu tầm tài liệu cho chủ đề theo hướng dẫn của GV hoặc nhóm HS phụ trách chủ đề.
– Đọc trước các hoạt động trong SHS để chuẩn bị ý kiến và tâm thế tham gia hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Trao đổi về mối quan hệ trong gia đình thời đại 4.0
– Thành phần tham gia: nội bộ nhà trường, hoặc mời thêm khách/diễn giả là chuyên gia tâm lí – giáo dục, nếu phù hợp.
– Phân công nhóm HS chuẩn bị cho buổi trao đổi: xây dựng kịch bản; phân công nhiệm vụ cụ thể.
– Hình thức trao đổi: Tọa đàm bàn tròn/diễn đàn.
– Gợi ý nội dung:
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến gia đình như thế nào?
+ Theo em, mối quan hệ gia đình ngày nay và trước đây có gì khác và giống nhau? Vì sao?
+ …
1.2. Thi hùng biện về người chủ gia đình tương lai
– Tổ chức cho HS tìm hiểu, chuẩn bị trước một tuần.
– Hình thức: hùng biện cá nhân hoặc theo nhóm.
Gợi ý nội dung:
+ Suy nghĩ về trách nhiệm bản thân trong việc trở thành người chủ gia đình trong tương lai.
+ Những thay đổi của mô hình gia đình ngày nay và sự thích ứng để trở thành người chủ gia đình tốt.
+ Lợi ích của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đối với gia đình.
+ …
1.3. Triển lãm đồ dùng gia đình làm từ vật liệu tái chế
– Phân công trước 1-2 tuần để các lớp chuẩn bị thu gom nguyên liệu và xây dựng ý tưởng.
– Gợi ý hình thức tổ chức: Các tổ trong mỗi lớp tận dụng vật liệu tái chế (vỏ chai lo, can nhựa, hộp giấy,…) để làm thành các đồ dùng gia đình đơn giản (lọ hoa, thiệp chúc mừng, bình tưới cây,…) để trưng bày triển lãm toàn khối.
1.4. Tọa đàm về tiết kiệm tài chính trong gia đình
– Mời chuyên gia hoặc GV có kinh nghiệm về chủ đề tham gia tọa đàm.
– Hướng dẫn nhóm HS phụ trách hoạt động xây dựng kịch bản và phân công nhân sự tham gia các phần trong buổi tọa đàm.
– Hình thức tọa đàm: Trò chuyện bàn tròn giữa HS và các khách mời; tọa đàm kết hợp hỏi đáp nhanh với khán giả phía dưới; tọa đàm kết hợp xem clip/phim ngắn minh họa cho chủ đề.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
1.1. Thảo luận ý nghĩa và sự cần thiết của việc tham gia hoạt động lao động trong gia đình
– Gợi ý hình thức tổ chức thảo luận: thảo luận nhóm nhỏ, tranh biện theo nhóm, tọa đàm,…
– Gợi ý nội dung thảo luận:
+ Ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia lao động trong gia đình.
+ Những kĩ năng cần thiết để lao động trong gia đình một cách hiệu quả.
+ Những kĩ năng chúng ta sẽ học được khi thường xuyên làm việc nhà.
1.2. Chia sẻ những mẹo vặt để làm việc nhà hiệu quả
– Phân công theo cặp đôi cùng tìm hiểu và sưu tầm những mẹo vặt trong làm việc nhà.
– Gợi ý tìm mẹo: mẹo vặt trong nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa,…
– Mỗi cặp ghi chép lại các mẹo vặt, hoặc ghi nhớ cách làm để trình diễn giới thiệu với các bạn.
– Chia sẻ, trao đổi trong lớp về các mẹo vặt đã sưu tầm được.
1.3. Trao đổi về các cách thức quản lí tiền bạc hợp lí, tiết kiệm
– Hình thức trao đổi: thảo luận nhóm, diễn đàn tự do, tranh biện theo nhóm.
– Gợi ý nội dung trao đổi:
+ Vì sao phải học cách quản lí tiền bạc.
+ Như thế nào được coi là quản lí tiền hợp lí.
+ Cần rèn luyện những gì để có thể quản lí tiền bạc hợp lí, tiết kiệm?
+ Một số công thức/ quy trình quản lí tiền hợp lí, tiết kiệm.
1.4. Tìm hiểu những câu chuyện về người trẻ thành công nhờ sớm biết quản tài chính cá nhân
– Mỗi nhóm tìm hiểu và sưu tầm ít nhất hai câu chuyện về người trẻ thành công có liên quan đến khả năng biết quản lí tài chính cá nhân.
– Chia sẻ các câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.
– Hình thức chia sẻ: kể chuyện; giới thiệu clip/hình ảnh minh họa,…
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về trách nhiệm của bản thân trong thực hiện công việc nhà, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=F-AK2UnHbVw (7:58 – 9:33)
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về việc thực hiện công việc nhà của hai anh em trong video trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS xem video và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ cảm nhận của bản thân.
Câu chuyện của 2 anh em mang đến bài học nhẹ nhàng về cách ứng xử trong cuộc sống, những thói quen tốt và cả những bài học nhân văn như: chăm sóc, nhường nhịn em và cùng thực hiện công việc nhà giúp đỡ cha mẹ. Đồng thời, câu chuyện còn giúp người xem học hỏi được kĩ năng giải quyết những vấn đề này một cách tích cực, rèn luyện cách chia sẻ cảm xúc, thấu hiểu, giúp đỡ và hòa đồng với mọi người.
– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình là một xã hội thu nhỏ, ở đó bạn được trải nghiệm nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Khi bạn cùng các thành viên trong gia đình tổ chức tốt cuộc sống gia đình, biết cách giải quyết các mâu thuẫn sẽ không chỉ góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình bạn hạnh phúc, xã hội văn minh mà còn rèn luyện để tổ chức cuộc sống tương lai của chính bạn. Và để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]