Giáo án Mĩ thuật 8 CTST Bài 9: Giá trị thẩm mĩ của di sản văn hóa (Bản 2)(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8031 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 520 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 8 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 8 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Cảm nhận được nét đẹp trong văn hóa qua các di sản vật thể và phi vật thể để phát triển ý tưởng sáng tạo.
– Biết khai thác vẻ đẹp tạo hình của di sản văn hóa trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
– Cảm nhận được nét đẹp trong văn hóa qua các di sản vật thể và phi vật thể để phát triển ý tưởng sáng tạo.
– Biết khai thác vẻ đẹp tạo hình của di sản văn hóa trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
Năng lực riêng:
– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Cảm nhận được nét đẹp trong văn hóa qua các di sản vật thể và phi vật thể để phát triển ý tưởng sáng tạo.
– Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Biết khai thác vẻ đẹp tạo hình của di sản văn hóa trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D.
3. Phẩm chất
– Biết yêu mến và giữ gìn những giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
– Tích cực, chủ động khám phá, tìm hiểu thông tin về lịch sử của di tích.
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp dạy học
– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
a. Đối với giáo viên
– SHS, SGV Mĩ thuật 8 – bản 2.
– Máy tính, máy chiếu.
– Một số ảnh chụp về di sản văn hóa phi vật thể.
b. Đối với học sinh
– SHS, SBT Mĩ thuật 8 bản 2.
– Đồ dùng học tập, giấy vẽ, bìa cứng, kéo, hồ, màu vẽ, bút vẽ,…
– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nêu tên các thể loại di sản văn hóa phi vật thể.
c. Sản phẩm học tập: Tên các thể loại di sản văn hóa phi vật thể.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy kể tên các thể loại di sản văn hóa phi vật thể mà em biết.
– Giới hạn thời gian cho hoạt động là 3 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng hiểu biết để thảo luận và kể tên các thể loại di sản văn hóa phi vật thể.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Nghệ thuật Ca trù.
+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
+ Nghệ thuật Hát Xoan.
+ …
– GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 9: Giá trị thẩm mĩ của di sản văn hóa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Quan sát và nhận thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được giá trị thẩm mĩ của di sản văn hóa phi vật thể qua ảnh và qua một số SPMT.
b. Nội dung:
– GV cho HS quan sát hình ảnh và một số TPMT thể hiện nét đẹp của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong SHS tr.40-41.
– GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận dựa vào các gợi ý trong SHS tr.40-41.
c. Sản phẩm học tập: HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT 3D mô phỏng vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh – SHS tr.40, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ:
+ Tên các thể loại di sản văn hóa phi vật thể.
+ Đặc điểm của từng thể loại.
+ Tên một số thể loại di sản phi vật thể khác mà em biết.
– GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh – SHS tr.41 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi:
Thảo luận về:
+ Đề tài, chất liệu thể hiện.
+ Ngôn ngữ tạo hình (bố cục, màu sắc, hình, khối, đậm nhạt,…)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin, quan sát Hình – SHS tr.40, 41, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV chuyển sang nội dung mới. Quan sát và nhận thức
Di sản văn hóa phi vật thể gồm các loại hình nghệ thuật biểu diễn, nghi lễ, lễ hội, các phong tục tập quán liên quan đến thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, kĩ năng,…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]