Giáo án Sinh học 11 Cánh diều – Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (W+PPT)
- Mã tài liệu: GP11001 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 412 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
– Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh họa.
– Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
– Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
– Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
– Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (thu nhận các chất từ môi trường, vận chuyển các chất, biến đổi các chất, tổng hợp chất và tích lũy năng lượng, phân giải các chất và giải phóng năng lượng, đào thải các chất ra môi trường, điều hòa).
– Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
– Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh họa.
– Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
– Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
– Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
– Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (thu nhận các chất từ môi trường, vận chuyển các chất, biến đổi các chất, tổng hợp chất và tích lũy năng lượng, phân giải các chất và giải phóng năng lượng, đào thải các chất ra môi trường, điều hòa).
– Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập môn Sinh học lớp 11 qua việc tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đề xuất biện pháp giúp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi.
Năng lực riêng:
– Năng lực nhận thức sinh học:
o Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
o Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
o Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
o Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
o Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
o Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng. Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức về vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11 cánh diều.
– Phiếu học tập số 1: Các phương thức trao đổi chất ở sinh vật
– Phiếu học tập số 2: Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất.
– Máy tính, máy chiếu( nếu có).
2. Đối với học sinh
– SHS sinh học 11.
– Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập.
b) Nội dung: GV sử dụng câu hỏi mở đầu trong SGK, yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận thực hiện các yêu cầu ở logo hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV đưa ra câu hỏi: “Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
– Gợi ý đáp án: Năng lượng ánh sáng, năng lượng hóa học được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các chất hữu cơ, năng lượng này được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để hiểu rõ hơn về sự chuyển hóa năng lượng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
a) Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
– Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
– Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
b) Nội dung: HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi, phiếu học tập GV đưa ra và hình thành kiến thức trong bài học.
c) Sản phẩm: Khái niệm sinh vật dị dưỡng, tự dưỡng, đáp án phiếu học tập số 1, đáp án câu hỏi 1, 2, 3, luyện tập SGK trang 5, 6.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi 1 SGK trang 5 và đưa ra kết luận về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sống.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Phương thức Nguồn carbon Nguồn năng lượng Ví dụ
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
– Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.
– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. I. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
– Sinh vật tự dưỡng là các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ (đặc trưng là C6H12O6) từ các chất vô cơ và được chia làm 2 loại:
+ Quang tự dưỡng:
+ Hóa tự dưỡng:
– Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất hữu cơ có sẵn và được chia làm 2 loại:
+ Sinh vật tiêu thụ:
+ Sinh vật phân giải:
– Đáp án phiếu học tập số 1:
Bảng đính kèm dưới hoạt động 1.
– Đáp án câu hỏi 1 SGK trang 5:
Các sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới.
– Đáp án câu hỏi 2 SGK trang 6:
Năng lượng ánh sáng Mặt Trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ thông qua quang hợp của sinh vật sản xuất (thực vật, tảo,..). Năng lượng hóa học được chính sinh vật sản xuất sử dụng đồng thời cũng là nguồn năng lượng cho các sinh vật khác, ví dụ như sinh vật tiêu thụ (động vật) và sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm,…). Khi sử dụng cho các hoạt động sống, một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt.
– Đáp án câu hỏi 3 SGK trang 6:
Ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng:
(1) Tổng hợp – năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.
(2) Phân giải – Các chất hữu cơ được chuyển hóa thành các chất vô cơ, đồng thời giải phóng năng lượng tích lũy trong ATP nhờ quá trình hô hấp.
(3) Huy động năng lượng – Năng lượng ATP được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật đồng thời một phần năng lượng chuyển thành năng lượng nhiệt thải ra môi trường.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]