Giáo án Sinh học 11 Cánh diều – Bài 14. Tập tính ở động vật(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP11015 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 418 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật.
– Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.
– Lấy được một số ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.
– Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.
– Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy được ví dụ minh họa.
– Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.
– Giải thích được cơ chế học tập ở người.
– Trình bày được một số ứng dụng của tập tính trong thực tiễn.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật.
– Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.
– Lấy được một số ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.
– Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.
– Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy được ví dụ minh họa.
– Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.
– Giải thích được cơ chế học tập ở người.
– Trình bày được một số ứng dụng của tập tính trong thực tiễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về tập tính ở động vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.
Năng lực riêng:
– Năng lực nhận thức sinh học:
○ Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật.
○ Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.
○ Lấy được một số ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.
○ Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.
○ Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy được ví dụ minh họa.
– Năng lực thực hành sinh học:
○ Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.
○ Giải thích được cơ chế học tập ở người.
○ Trình bày được một số ứng dụng của tập tính trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
– Máy tính, máy chiếu( nếu có).
– Tranh ảnh phóng to các hình 14.1 – 14.3 SGK.
– Video về một số tập tính ở động vật: https://www.youtube.com/watch?v=_9hzpfRPo5k
– Video về thí nghiệm của Pavlov: https://www.youtube.com/watch?v=zVQaoZSPga0&t=19s
– Video về thí nghiệm của Skinner: https://www.youtube.com/watch?v=8sfdV7oOS5I
– Video về hình thức học giải quyết vấn đề: https://www.youtube.com/shorts/_v_ofM8rwu0
– Phiếu học tập: Khái niệm và vai trò của tập tính.
2. Đối với học sinh
– SHS sinh học 11 Cánh diều.
– Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV đưa ra câu hỏi: “Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong xây tổ). Sau hai ngày, ông dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ (hình 14.1). Theo em, ong có tìm thấy tổ của mình khi quay trở về không? Vì sao?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
– GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– Các học sinh xung phong phát biểu trả lời: Con ong không tìm thấy tổ của mình vì nó định vị tổ của mình bằng cách học vị trí tương đối của tổ so với vòng quả thông bao quanh, khi dịch vòng quả thông đi nó sẽ bay vào vị trí trung tâm của vòng quả thông chứ không phải tổ của nó.
– HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
– GV ghi lại các ý kiến của HS lên bảng.
➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để kiểm tra câu trả lời nào là chính xác nhất, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 14. Tập tính ở động vật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của tập tính
a) Mục tiêu:
○ Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật.
○ Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.
○ Lấy được một số ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.
○ Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.
b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát hình 14.2, trả lời câu hỏi và thảo luận hoàn thành Phiếu học tập theo kĩ thuật Think – Pair – Share.
c) Sản phẩm: Khái niệm và vai trò của tập tính.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share, yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 14.2, sau đó thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi hoàn thành Phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS đọc SGK, quan sát hình 14.2, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
– GV quan sát, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Đại diện nhóm trả lời – PHIẾU HỌC TẬP ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 1.
– Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét kết quả của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.
– GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. I. Khái niệm và vai trò của tập tính
– Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
– Tập tính có vai trò:
+ Tìm kiếm, bảo vệ và lấy thức ăn: kiến sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi…
+ Tìm kiếm bạn tình, tăng cơ hội truyền gene cho thế hệ sau: tập tính xòe đuôi của công đực…
+ Báo động nguy hiểm: cá trê bị thương tiết chất cảnh báo khuếch tán vào nước báo động những con cá trê khác…
+ Giao tiếp thông tin: Tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu…
+ Duy trì cân bằng nội môi: tập tính quần tụ của chim cánh cụt để duy trì thân nhiệt…
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]