Giáo án Sinh học 11 Cánh diều – Bài 4. Quang hợp ở thực vật (W+PPT)

Giá:
100.000 đ
Môn: Sinh học
Lớp: 11
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 585
Lượt tải: 4
Số trang: 21
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 21
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

Sau bài học này, HS sẽ:

– Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.

– Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).

– Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C, và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

– Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, sinh vật và sinh quyển).

– Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh giới.

– Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

– Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ)

Mô tả sản phẩm

MỤC TIÊU

 

Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.

Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).

Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C, và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, sinh vật và sinh quyển).

Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh giới.

Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ)

Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.

Thực hành, quan sát được lục lạp trong tế bảo thực vật; nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.

Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygen trong quá trình quang hợp.

Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về quang hợp ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quang hợp ở thực vật đã tìm hiểu được.

Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.

Năng lực riêng:

Năng lực nhận thức sinh học:

Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.

Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ đối với sinh giới.

Trình bày được vai trò của hệ sắc tố quang hợp. Nêu được các sản phẩm của pha sáng.

Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến quang hợp.

Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

Vận dụng được hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức về vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới để giải thích vấn đề thực tiễn.

Phẩm chất

Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.

THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.

Máy tính, máy chiếu( nếu có).

Tranh ảnh phóng to các hình 4.2, 4.4 – 4.6, 4.8, 4.9 SGK.

Video về cơ chế quang hợp ở thực vật: https://youtu.be/NgCmzk4Z9LA

Phiếu học tập số 1: Hệ sắc tố quang hợp chủ yếu ở thực vật.

Phiếu học tập số 2: Phân biệt thực vật C3, C4 và CAM.

Chuẩn bị các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ theo hướng dẫn trong SGK.

SGK Sinh học 11, sách Bài tập Sinh học 11 Cánh Diều.

2. Đối với học sinh

SHS sinh học 11.

Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.

Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi: “Trong nông nghiệm, để tiết kiệm diện tích đất trồng, thời gian thu hoạch, đồng thời tăng năng suất cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, người ta áp dụng mô hình trồng xen canh các loài cây khác nhau. VD: xen canh giữa ngô và các loại cây bí đỏ, rau dền.”

 

Hay xen canh giữa ngô với đậu tương.

 

“ Liệu chúng ta có thể xen canh bất kì loài cây nào với nhau? Mô hình trồng xen canh dựa trên cơ sở nào? ”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Chúng ta không thể xen canh bất kì loài cây nào với nhau, để biết được các loại cây nào phù hợp để trồng xen canh hay cơ sở của xen canh là gì , chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 4. Quang hợp ở thực vật.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật.

Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật; viết được phương trình quang hợp; trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp và cho HS làm việc theo cặp đôi để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

Sản phẩm: Khái niệm quang hợp ở thực vật

Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 

 

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào kiến thức từ các lớp dưới, hãy nêu khái niệm và phương trình tổng quát của quang hợp ở thực vật.

 

 

 

 

– GV yêu câu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 SGK trang 25.

 

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đọc nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1: Hệ sắc tổ quang hợp chủ yếu ở thực vật.

Các sắc tố quang hợp chủ yếu Vùng ánh sáng tiếp thu Vai trò của hệ sắc tố

… …

… …

… …

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

– Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. Khái quát về quang hợp ở thực vật.

Khái niệm quang hợp

– Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thànhhợp chất hữu cơ (C6H12O6).

– Phương trình tổng quát của quang hợp:

6CO2 + 12H2O □(→┴(ánh sáng,lực lạp) ) C6H12O6

+ 6 O2 + 6 H2O

– Đáp án câu 1 SGK trang 29:

Bản chất của quá trình quang hợp là chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. Trung tâm của quá trình này chính là hệ sắc tố quang hợp nằm trên mảng thylakoid.

 

Hệ sắc tố quang hợp

– Đáp án phiếu học tập số 1:

Các sắc tố quang hợp chủ yếu Vùng ánh sáng tiếp thu Vai trò của hệ sắc tố

Diệp lục a Vùng màu đỏ và xanh tím. Hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học

Diệp lục b Vùng màu đỏ và xanh tím.

Carotenoid Vùng màu xanh tím và xanh lục.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật

Mục tiêu:

– Nêu được các sản phẩm của quá trình biển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).

– Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp.

– Chứng minh được sự thích nghỉ của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp hỏi- đáp để hưỡng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung về hệ sắc tố.

Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi của HS; bản hoàn thiện Phiếu học tập số 2.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Giáo án Tin học 8 CTST Bài 16: Tin học và nghề nghiệp(W+PPT)
8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

8
Tin học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)