Giáo án Sinh học 11 Cánh diều – Ôn tập chủ đề 2.(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP11016 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 552 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 5 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 5 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 2.
– Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 2.
– Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
2. Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.
Năng lực riêng
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
– Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 2.
2. Đối với học sinh
– SHS sinh học 11 Cánh diều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ, hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 2.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời một số câu hỏi.
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chủ đề 2, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đã được học: Nêu đặc điểm của cảm ứng ở thực vật và ở động vật. Cho ví dụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
– HS giơ tay trả lời câu hỏi:
+ Cảm ứng ở thực vật: Phản ứng diễn ra chậm, khó nhận thấy.
Ví dụ: ngọn cây dần dần sinh trưởng về phía nguồn sáng…
+ Cảm ứng ở động vật: Phản ứng diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
Ví dụ: tay chạm vào nồi nước nóng thì bị đau và rụt tay lại ngay lập tức…
– HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để củng cố và khái quát kiến thức đã được học trong các bài học vừa qua. Chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập chủ đề 2.”
B. ÔN TẬP
Hoạt động: Ôn tập chủ đề 2
a) Mục tiêu: Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 2; Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm quan sát sơ đồ mục I, thảo luận trả lời câu hỏi mục II tr.99 – 100 SGK.
c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập ôn tập Chủ đề 2.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), tổ chức thi đua giữa các nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau: Quan sát sơ đồ mục I tr.99, thảo luận trả lời câu hỏi và bài tập tr.100 SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận nhóm quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi và bài tập tr.100 SGK một cách nhanh nhất.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét kết quả và thái độ làm việc của HS trong nhóm.
– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. II. Câu hỏi và bài tập
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Ôn tập chủ đề 2
Câu 1.
(1) Đúng.
(2) Sai. Ở động vật, một cung phản xạ gồm 5 khâu: tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh; dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương thần kinh; trung ương thần kinh xử lí thông tin và đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin; dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời; cơ quan trả lời phản ứng lại kích thích.
(3) Sai. Thụ thể có vai trò tiếp nhận kích thích cả ở môi trường ngoài và môi trường trong.
(4) Đúng.
Câu 2. Một số biện pháp làm tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật:
– Ứng dụng của tính hướng sáng: trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng, dùng đèn ánh sáng nhân tạo, khi cây nhỏ trồng cây với mật độ dày rồi tiến hành tỉa thưa khi cây lớn,…
– Ứng dụng của tính hướng nước: tưới nước vào rãnh xung quanh rễ, tưới nước nhỏ giọt, tưới nước vào buổi sáng hoặc buổi chiều,…
– Ứng dụng của tính hướng tiếp xúc: sử dụng giàn để thúc đẩy sinh trưởng của cây họ Bầu bí.
– Ứng dụng của tính hướng hóa: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc,…
Câu 3.
– Chó sủa khi khách lạ đến là phản xạ không điều kiện, thuộc loại tập tính bẩm sinh.
– Chó mừng khi chủ về là phản xạ có điều kiện, thuộc loại tập tính học được.
Câu 4.
(1) Đúng.
(2) Sai. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể có thể không được hội tụ ở võng mạc trong nhiều trường hợp như ở người bị cận thị, ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc hoặc ở người bị viễn thị, ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc.
(3) Đúng.
(4) Sai. Những ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể thường có nguyên nhân là tổn thương dây thần kinh vận động (dây thần kinh li tâm).
Câu 5. Khi nghe âm thanh cường độ cao thường xuyên sẽ làm giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào thụ cảm âm thanh. Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
Xem thêm:
- SKKN Biện pháp tổ chức các trò chơi để nâng cao hứng thú học tập phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách cánh diều)
- SKKN Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách cánh diều (W+PPT)
- SKKN Một số biện pháp nhằm giúp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh lớp 1 (Bộ sách Cánh diều)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]