Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo Bài 14: Cấu trúc lặp(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8197 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 511 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
– Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
– Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
– Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
– Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
– Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số.
3. Phẩm chất
– Rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, SBT Tin học 8.
– Máy tính được cài đặt phần mềm lập trình Scratch, máy chiếu. (Tiết 1)
– Phòng thực hành tin học (tiết 2).
2. Đối với học sinh
– SGK, SBT Tin học 8.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
– Tiết 1 (lí thuyết): Các phần Khởi động, Khám phá và Luyện tập.
– Tiết 2 (thực hành): Phần Thực hành và phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về thuật toán, chương trình máy tính.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
Ở bài trước em đã biết cấu trúc rẽ nhánh nếu – thì, nếu – thì – không thì trong thuật toán và được thể hiện bằng khối lệnh if – then, if – then – else trong Scratch. Em có biết cấu trúc lặp trong thuật toán được thể hiện bằng khối lệnh nào trong Scratch không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ
– GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Đáp án: HS nêu được hoặc phán đoán được
Cấu trúc lặp trong Scratch:
Lặp với số lần biết trước:
repeat <số lần=”” lặp=””> </số>
<câu lệnh=””>. </câu>
Lặp với số lần chưa biết trước:
repeat until <Điều kiện dừng lặp>
<câu lệnh=””>. </câu>
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc lặp, làm thế nào để tạo một chương trình có cấu trúc lặp đơn giản– Bài 14: Cấu trúc lặp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu lặp với số lần biết trước
a. Mục tiêu:
– HS nhận biết và mô tả được hoạt động của khối lệnh lặp với số lần biết trước trong Scratch.
– Thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước trong chương trình.
b. Nội dung: HS đọc thông tin mục 1 – SGK.90, 91 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
– HS nêu và ghi được vào vở câu lệnh lặp với số lần biết trước, viết được một số chương trình đơn giản, câu trả lời Hoạt động Làm.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm HS, mỗi nhóm tìm hiểu về Cấu trúc lặp
– GV có thể đặt thêm các câu hỏi để các nhóm hiểu sâu nội dung mình tìm hiểu:
+ Khối lệnh lặp với số lần biết trước có những thành phần nào? Hoạt động như thế nào? Khối lệnh này tương đương với phát biểu nào trong thuật toán?
+ Đối chiếu Bảng 2 trong SGK đưa ra nhận xét về sự tương ứng giữa số lần lặp, các thao tác được thực hiện lặp trong mô tả thuật toán ở cột bên trái với số lần lặp, các lệnh được thực hiện lặp trong đoạn chương trình Scratch ở cột bên phải.
+ Trong đoạn chương trình ở bảng 2 trong SGK, các lệnh nào được thực hiện lặp lại với và chúng được thực hiện lặp đi lặp lại bao nhiêu lần? Khi chạy chương trình, khối lệnh này sẽ được thực hiện như thế nào? Đoạn chương trình này thực hiện việc gì?
– GV cho HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.91
Làm việc cùng với bạn, thực hiện ghép nối mỗi mô tả thuật toán ở cột bên trái với một đoạn chương trình Scratch tương ứng ở cột bên phải trong Bảng 3.
– GV tổ chức để HS tự tóm tắt, chốt kiến thức như nội dung tại mục Ghi nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin SGK tr.90 – 91, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
– HS hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.91.
– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trình bày về cấu trúc lặp với số lần biết trước.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV chuyển sang nội dung mới. 1. Lặp với số lần biết trước
– Lặp với số lần biết trước
repeat <số lần=”” lặp=””> </số>
<câu lệnh=””>. </câu>
– Câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại với số lần bằng Số lần lặp.
Hoạt động Làm: 1 – c, 2 – a, 3 – b.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 409
- 10
- [product_views]