Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở huyện Anh Sơn cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12
- Mã tài liệu: MP1023 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 563 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở huyện Anh Sơn cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12″ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐTNST.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
Bước 5: Lập kế hoạch
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lý do chọn đề tài | 1 |
2. Đối tượng nghiên cứu | 1 |
3. Nhiệm vụ nghiên cứu | 2 |
4. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
5. Tính mới của đề tài. | 2 |
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI | 3 |
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. | 3 |
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. | 3 |
1.1. Một số khái niệm liên quan. | 3 |
1.1.1. Dạy học trải nghiệm sáng tạo. | 3 |
1.1.2. Dạy học chủ đề. | 3 |
1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo | 3 |
1.3. Các hình thức hoạt động TNST theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. | 3 |
1.4. Các bước xây dựng và tổ chức hoạt động TNST | 4 |
1.5. Yêu cầu phẩm chất, năng lực và xác định các chỉ số đối với yêu cầu cần đạt của hoạt động TNST | 5 |
1.6. Những quan điểm và cơ sở khi áp dụng | 8 |
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN | 8 |
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu. | 8 |
2.2. Khảo sát thực trạng dạy học gắn với giáo dục bảo vệ môi trường tài nguyên và phòng chống thiên tai cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây Nghệ An. | 9 |
2.2.1. Từ phía chương trình sách giáo khoa môn Địa lí hiện nay. | 9 |
2.2.2. Từ phía giáo viên. | 9 |
2.2.3. Từ phía các em học sinh. | 10 |
2.2.3.1. Đối tượng tìm hiểu. | 10 |
2.2.3.2. Phương pháp tìm hiểu. | 10 |
2.2.3.3. Kết quả triều tra thực trạng dành cho học sinh. | 11 |
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP | 13 |
III. PPDH-KTDH, CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TNST TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP” ĐỊA LÍ 12- THPT. |
14 |
1. PPDH và KTDH tích cực được sử dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động TNST trong dạy học chủ đề ” Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12_ THPT. | 14 |
2. Các phương pháp và công cụ sử dụng để đánh giá hoạt động TNST trong dạy học chủ đề ” Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12_ THPT. | 16 |
IV. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TNST TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP” ĐỊA LÍ 12- THPT. | 17 |
1. Mục tiêu dạy học | 17 |
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng trong chủ đề. | 18 |
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá. | 18 |
4. Xây dựng nội dung hoạt động TNST trong chủ đề “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12_ THPT. | 18 |
5. Bộ câu hỏi định hướng học sinh | 20 |
6. Thiết bị dạy học | 22 |
7. Kế hoạch thực hiện. | 22 |
8. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề. | 23 |
9. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề theo kế hoach. | 30 |
9.1. Bài học triển khai nội dung hoạt động TNST (dự án). | 30 |
9.2. Nhật ký theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung hoạt động TNST. | 30 |
10. Tổ chức dạy học bài học nghiệm thu hoạt động TNST | 33 |
11. Đánh giá kết quả dạy học. | 36 |
11.1. Đánh giá chung. | 36 |
11.2. Kết quả đánh giá cụ thể từng học sinh. | 37 |
11.3. Kết quả đánh giá của các nhóm. | 37 |
V. VIỆC ÁP DỤNG SKKN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
Ở HUYỆN ANH SƠN |
40 |
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG. | 41 |
1. Hiệu quả của đề tài. | 41 |
2. Một số hạn chế. | 44 |
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 45 |
I. KẾT LUẬN. | 45 |
1. Nhận định chung. | 45 |
2. Ý nghĩa của đề tài. | 45 |
II. KIẾN NGHỊ. | 48 |
1. Đối với Sở GD – ĐT | 48 |
2. Đối với các trường THPT. | 49 |
3. Đối với tổ chuyên môn. | 49 |
4. Đối với giáo viên bộ môn. | 49 |
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO | |
PHẦN 5: PHỤ LỤC | |
Phụ lục 1. Phiếu học tập – giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. | |
Phụ lục 2: Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm nội dung hoạt động TNST (dự án). | |
Phụ lục 3: Các slide trình chiếu báo cáo nội dung hoạt động TNST (dự án) của các nhóm. | |
Phụ lục 4: Các slide trình chiếu tiết dạy giao và nghiệm thu nội dung hoạt động TNST (dự án) của các nhóm. |
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT | TỪ/CỤM TỪ | VIẾT TẮT |
1 | Trải nghiệm sáng tạo | TNST |
3 | Công nghệ thông tin | CNTT |
4 | Giáo viên | GV |
5 | Học sinh | HS |
6 | Phương pháp dạy học | PPDH |
7 | Kỹ thuật dạy học | KTDH |
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay không chỉ là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất và năng lực công dân cho học sinh…mà còn phải biết giúp học sinh vận dụng các kiến thức, các phương pháp vào thực tiễn, liên hệ thực tiễn kết hợp lí thuyết với thực hành như hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm sáng tạo”. Chính vì thế việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tiềm năng của mỗi học sinh hết sức cần thiết. Đổi mới PPDH là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình GDPT mới.
Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học cách giải quyết các vấn đề thực tiển trong cuộc sống ngay trong lớp học, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn xác định phải tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để nông nghiệp phát triển toàn diện, nâng cao đời sống người nông dân thì nông nghiệp phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa sẽ là nền tảng vững chắc tạo nên sự thay đổi toàn diện đời sống kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của đất nước. Muốn phát triển nông nghiệp xứng với tiềm năng, giải pháp đầu tiên cần tính đến chính là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Có thể bắt đầu từ việc hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo.
Anh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có diện tích hơn 2.267 ha, dân số năm 2020 là 6.397 người. Trong phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp là ngành đang giữ vai trò quan trọng đối với huyện nhà. Trên địa bàn huyện đã hình thành, phát triển các vùng cây trồng tập trung, chuyên canh gắn với chế biến công nghiệp như: cây chè, cây mía, cây sắn, cây nguyên liệu giấy… Phát triển chăn nuôi đã theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, hợp tác liên kết với đầu ra sản phẩm; chủ động nguồn giống tại chỗ.
Với mục đích tăng tính liên kết giữa lí thuyết với thực tiễn trong giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và có tư duy, hành động của học sinh về vấn đề phát triển nông nghiệp hàng hóa ở huyện nhà. Đồng thời hình thành kiến thức, phát triển phẩm chất, năng lực, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh chúng tôi mạnh dạn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]