SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12
- Mã tài liệu: MP1022 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2077 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tây Hiếu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tây Hiếu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a) Xác định mục đích phân tích số liệu
b) Đánh giá các số liệu thống kê
c) Phân tích, so sánh và đối chiếu các số liệu, sử dụng một phép toán đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết
Mô tả sản phẩm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12
THUỘC MÔN: ĐỊA LÝ
Họ và tên:
Tổ: Xã hội
Năm học 2021 – 2022
Số điện thoại: 0914437420 hoặc 0984941575
MỤC LỤC
1- Các bước tiến hành phân tích số liệu thống kê 5
2- Nội dung chủ yếu trong việc sử dụng số liệu thống kê 6
3- Các số liệu riêng biệt trong sách giáo khoa địa lí 12 6
7- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 63
7.1. Hiệu quả về mặt định lượng 67
7.2. Hiệu quả về mặt định tính 72
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 74
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ |
CN | Công nghiệp |
CTTG | Chiến tranh thế giới |
GV | Giáo viên |
ĐKTN | Điều kiện tự nhiên |
HS | Học sinh |
HSG | Học sinh giỏi |
KHKT | Khoa học kĩ thuật |
SGK | Sách giáo khoa |
SKKN | Sáng kiến kinh nghiệm |
XK | Xuất khẩu |
NK | Nhập khẩu |
XNK | Xuất hập khẩu |
d/c | Dẫn chứng |
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài
Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường nói riêng rất đa dạng, phong phú nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ đồ,biểu đồ, hình ảnh, …) và ở dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê). Để khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí kinh tế – xã hội ở trường phổ thông, đây là một điểm khó đối với giáo viên Địa lí.
Các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê về kinh tế – xã hội nói riêng có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế – xã hội.
Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nước ta nói riêng và khu vực thế giới nói chung có những biến động thường xuyên, thay đổi hàng ngày, hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ sung đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cần phải có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi với số liệu cũ là điều quan trọng. Thêm vào đó và các số liệu kinh tế – xã hội được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần ảnh hưởng nhất định đến việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh.
Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc “Đi tìm phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu” trong chương trình Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí 12 nói riêng là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các dạng số liệu của các thế hệ đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, dẫn đến kiến thức bỗ trợ cho kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tới, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Địa lí 12 là môn học được lựa chọn để thi học sinh giỏi (HSG) nên việc bồi dưỡng học sinh sao cho có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để tham dự kỳ thi có kết quả, đám ứng được yêu cầu của việc thi HSG là rất cần thiết.
Điểm khác của HSG địa lí với học sinh bình thường là ở chỗ học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kỹ năng địa lí hoàn thiện hơn và có tư duy địa lí linh hoạt, sâu sắc hơn, có khả năng sáng tạo và cách giải quyết mới, có khả năng vận dụng những kiến thức địa lí vào thực tiễn cuộc sống …
Như vậy, để trở thành HSG địa lí cần phải rèn luyện một cách nghiêm túc trên cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng và tư duy địa lí. Để đạt được yêu cầu này cần phải có sự hỗ trợ của giáo viên và phương pháp tự học có hiệu quả của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]