SKKN mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT
- Mã tài liệu: MT0130 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2768 |
Lượt tải: | 112 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Thống nhất chủ trương, thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch
2. Vận động tài chính, cơ sở vật chất, xây dựng, mua sắm thiết bị cho nhà ăn
3. Vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục.
Để thực hiện chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của ngành có hiệu quả, mỗi nhà trường không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thay đổi quan điểm, nhận thức và hành vi từ việc tổ chức các hoạt động giáo dục mà cần có nhiều quan tâm đến học sinh hơn từ ý thức sinh hoạt hàng ngày của các em.
Trường THPT Thanh Chương 3 là một ngôi trường đóng trên khu vực miền núi của huyện Thanh Chương. Năm 2009 theo dự án tái định cư của nhà máy thủy điện bản Vẽ, địa bàn tuyển sinh của trường có thêm học sinh của xã Thanh Sơn – một xã từ bản Lả, bản Vẽ (dân tộc Thái), bản Xốp Pột – Kim Đa (dân tộc Khơ Mú) huyện Tương Dương chuyển về học tập. Trong 10 xã vùng tuyển sinh của trường thì có đến 3 xã nằm ở vùng biên giới, gồm Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Sơn. Đây là vùng có diện tích rộng và địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ khá cao. Đường đến trường của các em ở những xã vùng biên gian nan vất vả, nhiều đèo dốc, cự ly rất xa (điểm xa nhất xấp xỉ 30km). Mặc dù điều kiện học tập hết sức khó khăn như vậy nhưng với một vùng đất có truyền thống hiếu học, các bậc phụ huynh vẫn luôn động viên, khích lệ con em đến trường và các em đã cố gắng vượt khó, vươn lên trong học tập.
Nhà xa, một số em phải ở trọ để học, còn số đông phải ở lại trưa tại trường để tiếp tục học buổi chiều. Hàng ngày, chúng tôi phải chứng kiến các em học sinh cơm đùm cơm nắm, ngồi góc lớp học hay gốc cây để dùng bữa trưa tạm bợ chờ buổi học chiều, những học sinh có điều kiện khá hơn thì ghé quán xá với bữa cơm giá cao nhưng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ lụy hơn sau bữa ăn nhiều em thường la cà các các quán xá để chơi games hay các trò tiêu khiển khác và dễ dàng rơi vào các tệ nạn xã hội hoặc ảnh hưởng sức khỏe trong điều kiện dịch bệnh nên đã tác động không tốt tới sức khỏe, trí tuệ, thói quen sinh hoạt, thậm chí là nhân cách học sinh.
Có thể nói rằng, nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh, ở đây các em cần được học tập, được vui chơi với bạn bè, được đón nhân sự quan tâm, chỉ dạy và yêu thương của thầy cô. Trong khi đó, vấn đề quan tâm và giúp đỡ học sinh xa nhà ở lại buổi trưa từ trước đến nay vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất và chất lượng học tập của các em.
Băn khoăn trăn trở trước vấn đề đó, nhà trường đã xây dựng bếp ăn để phục vụ giáo viên, học sinh tại trường để vừa đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh và giáo viên vừa thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự yêu thương đối với học sinh và sự quan tâm với đồng nghiệp.
Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi thực hiện đề tài: “Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” nhằm trao đổi thêm với các đồng nghiệp tại các trường về một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc xây dựng bếp ăn Công đoàn hướng tới phục vụ học sinh và giáo viên để phát triển toàn diện nhà trường, hướng tới xây dựng môi trường học tập thân thiện, trường học hạnh phúc.
2. Tính mới và những đóng góp của đề tài
2.1. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài mà chúng tôi đúc rút trong quá trình thực hiện thành công tại trường THPT Thanh Chương 3. Trên thực tế chưa có SKKN nào tại huyện Thanh Chương nói riêng và các Trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung nghiên cứu hoặc đề cập về vấn đề này. Đây cũng là mô hình hoàn toàn mới tại trường THPT không có nội trú đầu tiên của tỉnh.
2.2. Những đóng góp của đề tài
Một là, làm rõ thực trạng và nhu cầu sử dụng bếp ăn cho học sinh và giáo viên tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay;
Hai là, cách thức xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn tại trường THPT
Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình vận hành và những kinh nghiệm đã đúc rút được;
Ba là, những giải pháp được đúc kết trong sáng kiến kinh nghiệm có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý giáo dục, các trường học có kế hoạch xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh để đạt mục tiêu đề ra.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Trình bày một số kinh nghiệm về cách thức xây dựng, vận hành bếp ăn Công đoàntại một trường học;
+ Từ kết quả đạt được trong việc xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn tại Trường THPT Thanh Chương 3, đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ để thực hiện có hiệu quả trong xây dựng và vận hành bếp ăn Công đoàn tại các trường học đang có nhu cầu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương từ năm học 2020 – 2021 cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
+ Phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày.
+ Phương pháp đánh giá sức khoẻ qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
+ Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, thống kê thực tế từ năm học 2019 – 2020 đến nay.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm “bếp ăn”, “bếp ăn Công đoàn”
- Khái niệm “bếp ăn”
“Bếp ăn” là một căn phòng hoặc một phần của căn phòng được sử dụng để nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm trong nhà ở hoặc trong một đơn vị tập thể. Nhà bếp trung lưu hiện đại thường được trang bị bếp nấu, bồn rửa với nước nóng hay lạnh, tủ lạnh, bệ, bếp và tủ bếp được bố trí theo thiết kế mô-đun. Nhiều hộ gia đình có lò vi sóng, máy rửa bát và các thiết bị điện khác. Các chức năng chính của nhà bếp là lưu trữ, chuẩn bị và nấu thức ăn (và hoàn thành các công việc liên quan như rửa chén). Căn phòng hoặc khu vực này cũng có thể được sử dụng để ăn uống (hoặc các bữa ăn nhỏ như bữa sáng), giải trí và giặt là.
- Khái niệm “bếp ăn Công đoàn”
Là bếp ăn dành để phục vụ tập thể một đơn vị, cơ quan như trường học, bệnh viện… được trang bị các thiết bị lớn hơn và nặng hơn so với nhà bếp dân dụng. Bếp ăn Công đoàn trong trường học là nơi để phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Bếp ăn Công đoàn mang tính chất phục vụ, do Công đoàn đơn vị xây dựng, vận hành. Bếp ăn lớn có thể trang thiết bị hiện đại, diện tích đảm bảo theo quy định và thực hiện đúng theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và thiết kế theo nguyên tắc một chiều.
1.2. Quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)
Theo Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện vệ sinh ATTP đối với các cơ sở phụ vụ ăn uống cho tập thể (hoặc nhiều người) và điều kiện ATTP đối với bếp ăn tập thể được quy định như sau:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến phục vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12-09-2012 của bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. + Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đối với bếp ăn tập thể sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng và phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
+ Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh.
+ Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ.
+ Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 nhà vệ sinh cho 25 người ăn.
+ Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
+ Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.
+ Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]