Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0129 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1865 |
Lượt tải: | 98 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Làm tốt công tác cán bộ
2. Xây dựng chương trình hành động cho cả nhiệm kỳ
3. Bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn cho đội ngũ cán bộ chi đoàn
4. Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục truyền thống, các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT cho đoàn viên, thanh niên
5. Tổ chức sinh hoạt chi đoàn có chất lượng, đồng thời làm tốt công tác phát triển đoàn viên
6. Phối hợp tốt với với đoàn các địa phương trong vùng tuyển sinh
7. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của đoàn cấp trên và sự phối hợp của các tổ chức khác
8. Phát triển câu lạc bộ đội, nhóm
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Đoàn thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên nói chung và trong các trường THPT nói riêng. Do đó, nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên sẽ góp phần vào sự thành công của công tác giáo dục học sinh trong trường học.
Đánh giá vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị ở nước ta nói chung và vai trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường nói riêng Đảng ta đã có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Đặc biệt, tại kì họp lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25 ngày 25 tháng 07 năm 2008 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ: “Việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn hơn. Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ Đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ chức phong trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế”. Ngày 25/12/2013, Bộ chính trị đã có kết luận số 80/ KLTW Về đẩy mạnh thực hiện Nghị Quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Kết luận đã chỉ rõ: “Năm năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể và xã hội về thanh niên và công tác thanh niên có chuyển biến tích cực, hệ thống pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi giải trí lành mạnh và phát triển tài năng. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát triển vững chắc, hoạt động có hiệu quả hơn, chất lượng chính trị của đoàn viên từng bước được nâng lên, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ, giữ vững ổn định chính trị – xã hội; đóng góp tích cực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công tác thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thanh niên; chưa cụ thể hoá các quan điểm, giải pháp của Nghị quyết phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị; chưa quan tâm thường xuyên, đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và định hướng dư luận xã hội cho thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu. Chính sách về thanh niên và công tác thanh niên thiếu đồng bộ và chậm đi vào cuộc sống. Vai trò của tổ chức đoàn ở một số nơi, nhất là trên địa bàn dân cư, còn hạn chế. Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong các khu công nghiệp, đối với thanh niên Việt Nam ở nước ngoài chưa đạt yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một bộ phận thanh niên có biểu hiện sa sút về lý lượng, đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”.
Trên thực tế công tác Đoàn và phong trào thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong các trường học nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng. Tuổi trẻ học đường luôn cần những nét mới, chất trí tuệ và văn hoá trong các hoạt động Đoàn, Hội. Những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của trường THPT Quỳnh Lưu 2 đã đạt được những thành tích nổi bật được Chi uỷ – Ban giám hiệu Nhà trường và Đoàn cấp trên ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đoàn viên, thanh niên chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội; chất lượng sinh hoạt và kết quả công tác Đoàn ở một số chi đoàn còn chưa cao.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng có thể tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đội ngũ cán bộ Đoàn chưa được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác.
- Một số chi đoàn còn lúng túng trong khâu tổ chức các hoạt động tập hợp, thu hút đoàn viên, thanh niên dẫn đến việc một bộ phận đoàn viên thanh niên bị lôi cuốn vào các trò chơi: điện tử, bi-a… hậu quả làm cho số lượng học sinh yếu kém tăng, tổ chức Đoàn ở một số lớp yếu.
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: hình thức tổ chức sinh hoạt chi đoàn còn đơn điệu, các hoạt động tập thể cấp Đoàn cơ sở còn khô cứng nên chưa thu hút được đoàn viên, thanh niên tham gia một cách nhiệt tình,…
Vì vậy, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Trước thực tế đó, với cương vị là một bí thư Đoàn trường, mong muốn được góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác Đoàn nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của Nhà trường nói chung, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2” với hy vọng chia sẽ một số kinh nghiệm trong công tác đoàn với các đồng nghiệp.
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Đã có một số đề tài nghiên cứu về các phương pháp, biện pháp để giáo dục đạo đức và phát triển năng lực cho học sinh THPT và một số bài báo về công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho đoàn viên, thanh niên đăng trên các tạp chí của Đảng và của đoàn như báo Nhân dân, báo Tiền phong, báo Thanh niên, Tạp chí Triết học, Tạp chí Tuyên giáo ….Một số đề tài nghiên cứu và bài báo về vai trò của
đoàn trường trong giáo dục đạo đức cho giới trẻ như bài viết của Nguyễn Khắc Bộ Vai trò của Đoàn trường trong giáo dục đạo đức cho giới trẻđăng trêngiaoducthoidai.vncũng chỉ ra Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng hiệu quả trực tiếp đến đoàn viên thanh niên nhất là việc sử dụng hệ thống phát thanh; hệ thống bảng tin của trường; bản tin viết của giới trẻ. Tuy nhiên mỗi đề tài, bài báo mới chỉ dừng ở việc chú ý đến một số vấn đề mang tính lý thuyết chung và cũng chưa có đề tài giáo dục đạo đức và phát triển năng lực thông qua hệ thống bảng báo, phát thanh và chương trình văn nghệ ở trường THPT.
Ngoài ra còn có các văn bản chỉ đạo như Nghị quyết 29 của BCHTƯ Đảng cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục, các văn bản chỉ đạo Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục đào tạo Nghệ An về việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các văn bản của đoàn về giáo dục đạo đức tư tưởng cho đoàn viên thanh niên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền và giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời phát triển những năng lực thiết yếu.
Tuy vậy, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: những bộ tài liệu, những văn bản hướng dẫn chỉ là những căn cứ, những công cụ có tính chất nền tảng còn việc việc thực hiện hiệu quả đến đâu là phụ thuộc vào nhân tố con người, vào thực tế của từng cơ sở giáo dục, vào đặc điểm học sinh của từng trường, vào những điều kiện chủ quan và khách quan khác. Chính vì vậy, khi lựa chọn nghiên cứu đề tài chúng tôi muốn có một cái nhìn mang tính hệ thống, toàn diện đồng thời mong muốn góp một kinh nghiệm nhỏ trong việc giáo dục đạo đức và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những công dân hoàn thiện trong tương lai, có đủ Đức – Trí – Thể – Mĩ, có đủ kĩ năng sống, kĩ năng cần thiết để bước vào tương lai.
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát.
- Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
- Phạm vi tài liệu khảo sát.
- Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Quỳnh Lưu 2
- Các cuộc thi do đoàn trường tổ chức trong năm học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2.
- Hệ thống bảng báo, phát thanh ở trường THPT Quỳnh Lưu 2
- Chương trình văn nghệ ở trường THPT Quỳnh Lưu 2
- Các kĩ năng mềm cần hình thành cho học sinh
- Các buổi toạ đàm, giao lưu với đơn vị đoàn địa phương, đơn vị đoàn kết nghĩa.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Vai trò của giáo dục đạo đức, vai trò của việc phát triển năng lực sáng tạo; vai trò của cấp uỷ, công tác cán bộ, tổ chức sinh hoạt, phát triển đoàn viên, bồi dương công tác đoàn, câu lạc bộ đội nhóm, hệ thống bảng báo, phát thanh và chương trình văn nghệ trong nhà trường phổ thông.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài: Thực tế hoạt động của Đoàn trường, Câu lạc bộ đội nhóm, bảng báo, phát thanh và chương trình văn nghệ ở trường THPT Quỳnh Lưu 2 từ những thuận lợi đến những khó khăn.
- Đề xuất một số biện pháp để phát huy năng lực học sinh và giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Quỳnh Lưu 2.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm
- Đóng góp của sáng kiến.
Với mục đích đi sâu tìm hiểu vai trò của việc giáo dục đạo đức và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, đề xuất một số giải pháp phù hợp ở trường THPT Quỳnh Lưu 2, chúng tôi mong rằng SSKN sẽ cung cấp một cái nhìn tổng hợp trong giáo dục đạo đức và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở trường THPT.
- Cấu trúc SKKN.
– Cấu trúc bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vai trò của công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh THPT
1.1.1. Khái niệm
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân với cá nhân, quan hệ cá nhân với xã hội và con người với tự nhiên.
Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt xấu, đúng sai, lành ác, hiền dữ… trong phạm vi lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức xã hội. Nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội.
Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật, hiện tượng từ đó mới có lời nói, hành vi tốt đẹp.Tuy nhiên đạo đức con người không phải là cái có sẵn mà phải được giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
(Nửa đêm – Nhật kí trong tù)
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình trong đó với vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, học sinh tự giác tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động và giao lưu nhằm hình thành biểu tượng, khái niệm đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm, tình cảm đạo đức, rèn luyện kỹ năng và hành vi đạo đức.
Bản chất của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu nhằm giúp các em có nhận thức đúng, có thái độ và hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển hóa một cách tích cực, tự giác những chuẩn mực đạo đức thành nhận thức, thái độ, hành vi và thói quen hành vi đạo đức ở các em học sinh.Tức là giáo dục đạo đức cũng đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực của học sinh.
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài và phải được thực hiện thường xuyên, trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hay những đòi hỏi cấp bách. Đồng thời hoạt động này phải có sự chung tay, góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]