Một số giải pháp nâng cao hoạt động nữ công tại trường THPT Con Cuông
- Mã tài liệu: MT0124 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1147 |
Lượt tải: | 56 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao hoạt động nữ công tại trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao năng lực hoạt động của BCH Công đoàn, Ban nữ công
2. Đổi mới các buổi sinh hoạt theo chuyên đề phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nữ giáo viên, kĩ năng sống cho nữ học sinh.
3. Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các tổ chức và các nhà hảo tâm để chăm lo cho lao động nữ một cách thiết thực.
4. Tổ chức tốt phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2021 2025 gắn với phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”.
5. Xây dựng nét đẹp nữ cán bộ, giáo viên và nữ học sinh nơi trường học.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số của cả nước, trong đó 83% phụ nữ ở độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động.Vì thế việc chăm lo cho giới nữ là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của mọi cơ quan, tổ chức.
Đối với ngành Giáo dục đào tạo, trên 80 % là nữ, đội ngũ nữ CBGVNV của ngành đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tích trong công tác, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành, đồng thời hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ, xây dựng mái ấm gia đình. Nổi bật ở chị em là tinh thần vượt khó, tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Có thể nói, phụ nữ của ngành đã nêu cao truyền thống phụ nữ Việt Nam, truyền thống ngành giáo dục, yêu nghề, yêu người, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành, làm tròn trách nhiệm cá nhân đối với gia đình và xã hội. Hàng năm, tỷ lệ nữ CBGVNV đạt danh hiệu “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà” trên 95%. Nhiều nữ CBGVNV được tôn vinh, khen thưởng các cấp. Nhiều nữ CBQL đã vững vàng chèo lái những con thuyền giáo dục đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trường THPT Con Cuông thuộc thị trấn Con Cuông, miền Tây xứ Nghệ; là một trường đạt chuẩn Quốc gia. Với 82 giáo viên, nhân viên; trong đó 53 giáo viên, nhân viên nữ. Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của trường THPT Con Cuông không ngừng được nâng lên, đạt được nhiều kết quả nổi bật, đáng ghi nhận: Chất lượng học sinh giỏi luôn đứng đầu bảng B của Tỉnh, học sinh yếu kém giảm, tỉ lệ đậu tốt nghiệp trên 96%, nhiều em đạt điểm cao trong kì thi tốt nghệp THPTQG được Tỉnh khen thưởng. Cùng với đó, phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ giáo viên, nhân viên của nhà trường trong 2 năm qua đã thật sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, nhiều chị em đã trở thành những tấm gương sáng trong công tác cũng như trong vai trò của người vợ, người mẹ. Điều đó một lần nữa khẳng định rằng vai trò của nữ giáo viên, nhân viên là rất lớn và công tác nữ công của Ban chấp hành công đoàn trường THPT Con Cuông đã có nhiều đổi mới với nội dung và nhiều hình thức phong phú đem lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì công tác nữ công trong trường THPT Con Cuông vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nhà trường và yêu cầu của thực tiễn.
Với kinh nghiệm là cán bộ công đoàn cơ sở của mình, chúng tôi nhận thấy rằng: cán bộ làm công tác nữ công làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo nghiệp vụ công đoàn nên rất khó khăn trong việc triển khai các chỉ đạo của cấp trên và tổ chức các hoạt động nữ công sao cho có hiệu quả đối với những trường THPT ở miền núi như Con Cuông. Hơn nữa, muốn tham khảo học tập kinh nghiệm từ các trường bạn trên địa bàn lại không có tài liệu chính thức, còn các trường THPT ở miền xuôi lại không phù hợp với điều kiện của nhà trường nhất là đặc thù của học sinh miền núi.
Từ những lí do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hoạt động nữ công tại trườngTHPT Con Cuông ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong hai năm qua chúng tôi đã nghiên cứu về công tác nữ công trong nhà trường, đã có nhiều phương pháp đổi mới tích cực làm cho hoạt động nữ công trở nên sôi nổi, có nhiều thành tích được nhà trường và công đoàn ngành giáo dục Nghệ An ghi nhận. Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp những kinh nghiệm riêng trong công tác nữ công với mục đích: Giúp nữ giáo viên nhân viên, học sinh ở trường THPT nhận thấy rõ hơn những hạn chế yếu kém của công tác nữ công hiện nay, giúp chị em thêm tự hào về truyền thống của phụ nữ Việt Nam và nhận thức đúngđắn hơn vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ trong thời kì mới, từ đó phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác, trong học tập góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, thực hiện tốt trách nhiệm với gia đình. Đồng thời SKKN cũng mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, các biện pháp mà chúng tôi đã tiến hành đổi mới có hiệu quả đối với nữ giáo viên, nhân viên, học sinh tại trường THPT Con Cuông trong thời gian qua tới các đồng nghiệp nhằm tạo một luồng gió mới làm thay đổi công tác nữ công theo hướng tích cực ở các trường THPT miền núi. Hơn nữa, trên cơ sở áp dụng đề tài, nhiều cán bộ công đoàn sẽ có nhiều sáng tạo, cải tiến các biện pháp và chia sẻ cho các công đoàn cơ sở khác, từ đó sẽ tạo làn sóng “ giáo viên tích cực- sáng tạo” giúp cho giáo viên, học sinh thấy có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động tập thể trong quá trình giảng dạy, học tập ở trường phổ thông; từ đó hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tạo cho chị em niềm vui, hạnh phúc khi tới trường góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu dạy tốt, học tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác nữ công của chúng tôi trong hai năm qua trên cương vị cán bộ công đoàn cơ sở.
- Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện cho nữ giáo viên, nhân viên và nữ học sinh ở trường THPT Con Cuông từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định cần làm rõ 3 nhiệm vụ sau
- Chỉ ra các văn bản pháp quy để thấy việc thực hiện đề tài là phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục Việt Nam và sự chỉ đạo của sở giáo dục Nghệ An.
- Làm rõ thực trạng công tác nữ công hiện nay tại trường THPT và sự cấp thiết phải tiến hành đổi mới công tác này.
- Nêu ra các giải pháp có tính khả thi về đổi mới công tác nữ công trong đó tập trung vào các hoạt động cho nữ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp thực hiện đổi mới các hoạt động nữ công của BCH công đoàn trường.
- Phương pháp điều tra, thống kê: thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của nữ giáo viên, nhân viên và nữ học sinh với các hoạt động nữ công trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả hoạt động phong trào trước và sau khi áp dụng đề tài.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khác: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp.
1.6. Tính mới của đề tài
Đổi mới hoạt động nữ công là một vấn đề không còn mới đối với các công đoàn cơ sở song đòi hỏi BCH công đoàn cơ sở phải thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức và nội dung phong phú, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội và đơn vị mới đem lại hiệu quả cao và thu hút được sự tham gia tích cực của lao động nữ. SKKN đã cập nhật hệ thống văn bản có tính pháp lí để cán bộ làm công tác nữ công làm căn cứ tổ chức các hoạt động. Đồng thời SKKN là bản tổng hợp đánh giá những hoạt động của ban nữ công trường THPT Con Cuong trong 2 năm qua sau khi có sự thay đổi nhân sự của BCH công đoàn trường, từ đó giúp BCH công đoàn, Ban nữ công rút ra được những kinh nghiệm, bài học để tổ chức tốt phong trào trong nữ giáo viên, học sinh của nhà trường. Đặc biệt SKKN đã cung cấp cho các cán bộ công đoàn cơ sở những giải pháp nâng cao hoạt động nữ công mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả tại trường THPTCon Cuông trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.
Thực hiện tốt các giải pháp mà SKKN đề cập giúp cho giáo viên, học sinh có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động tập thể trong quá trình giảng dạy, học tập ở trường phổ thông; từ đó hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tạo cho chị em niềm vui, hạnh phúc khi tới trường, góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu dạy tốt, học tốt.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận .
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII
Theo Điều 24 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII năm 2020 thì “Công tác nữ công là nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật”. Theo Điều 25 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII quy định: “Ban nữ công Công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp: Tham gia xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; tổ chức các phong trào trong nữ đoàn viên công đoàn; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em; thực hiện lồng ghép các hoạt động của hội phụ nữ với hoạt động nữ công công đoàn. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trục tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở được thành lập và chỉ đạo hoạt động ban nữ công quần chúng”.
- Hướng dẫn Số: 03/HD-TLĐ Mục 18.5 hướng dẫn Số: 03/HD-TLĐ ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của ban nữ công quần chúng như sau:
- Tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công trong nhiệm kỳ và hàng năm
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với ban chấp hành công đoàn cùng cấp; Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động. Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho ban chấp hành công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo và xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp. Đại diện cho nữ đoàn viên, người lao động tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ.
Tuyên truyền, giáo dục nữ đoàn viên, người lao động về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, hoạt động nữ công và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng. Tổ chức các phong trào thi đua trong nữ đoàn viên, người lao động. Vận động nữ đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]