Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học của học sinh trong chương trình Địa lí cấp trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP1003 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 425 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học của học sinh trong chương trình Địa lí cấp trung học phổ thông” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Giúp học sinh nhận thức vai trò, ý nghĩa của tự học, xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập
Giải pháp 2: Tìm hiểu, nắm bắt khả năng tự học của học sinh
Giải pháp 3: Áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của việc tự học của học sinh
Giải pháp 4: Giáo viên thay đổi hình thức, yêu cầu khi giao bài tập cho học sinh tự học
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Khi đánh giá quá trình DẠY – HỌC, chúng ta đánh giá vào sản phẩm. Học sinh chính là sản phẩm và cũng là chủ thể của quá trình. Để quá trình DẠY – HỌC được thành công thì học sinh phải biết tự học. Nghĩa là học sinh phải tự nỗ lực để chiếm lĩnh tri thức. Biết tự học thì tri thức xã hội mới biến thành sản phẩm của chính mình. Sản phẩm chỉ được đánh giá một cách chính xác khi học sinh biết tự học. Nếu sản phẩm không phải là do tự học mang lại thì thành tích chỉ để trang trí.
Nguồn tri thức thì vô tận và đang bùng nổ nhanh chóng, bản thân giáo viên cũng không thể nào biết hết được và cũng không thể nào đi theo suốt cuộc đời các em học sinh mặc dù mình rất thương yêu chúng. Hôm nay, ta dạy học sinh biết tự học; ngày mai, học sinh mới biết lao động và sáng tạo.
Giáo dục cho học sinh tính tự học là vấn đề rất thiết thực và mang tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi là những em dành rất nhiều thời gian cho việc tự học của mình.
Để việc tự học của học sinh đem lại hiệu quả thì vai trò của giáo viên trong quá trình này rất quan trọng:
“Người thầy dạy giỏi là người thầy biết giải thích;
Người thầy xuất sắc là người thầy biết minh họa;
Người thầy xuất chúng là người thầy biết truyền cảm hứng.”
Thầy cô là người tạo môi trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy cách học. Để làm được điều đó, giáo viên phải nắm vững quá trình hình thành nhận thức, thường xuyên cập nhật, thay đổi phương pháp, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, hướng dẫn học sinh biết sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin, năng lực số vào trong quá trình tự học, liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn tạo hứng thú tìm tòi của học sinh.
Như vậy việc giáo viên định hướng, tạo điều kiện học sinh biết tự học một cách hiệu quả là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Cùng với việc “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” cần “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013). Để đạt được mục tiêu và thực hiện tốt giải pháp trên thì việc phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học của học sinh là điều vô cùng cần thiết, cần thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học để phù hợp với những yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục trong thời đại 4.0, phù hợp sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong những năm trở lại đây, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, nâng cao năng lực tự học của học sinh, tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học của học sinh trong chương trình Địa lí cấp trung học phổ thông”
- Mục đích nghiên cứu
Trước hết đề tài nhằm cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học liên quan đến nội dung tự học trong môn Địa lí, đồng thời đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động dạy học nói chung và rèn luyện năng lực tự học nói riêng trong chương trình Địa lí cấp THPT, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học góp phần hình thành, phát huy các phẩm chất, năng lực của HS, giúp các em thích nghi được với những thay đổi của hoàn cảnh sống, có kĩ năng để học tập suốt đời.
- Điểm mới của đề tài.
Cụm từ “tự học” không còn xa lạ đối với chúng ta, mặc dù đã có những tác giả khai thác về nội dung này, nhưng tôi xin khẳng định những giải pháp mà tôi nêu ra trong SKKN này hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh. Đặc biệt các giải pháp mà tác giả nêu ra có tính hệ thống, kết hợp các giải pháp truyền thống và hiện đại, phù hợp tâm sinh lý và lứa tuổi của HS, có tính thực tiễn cao, dễ áp dụng, có tính khả thi.
Đề tài không chỉ áp dụng cho môn địa lí mà còn có thể áp dụng vào các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông. Thích ứng với yêu cầu mới của nền giáo dục hiện đại, cũng như những thay đổi thất thường của Thế giới hiện nay (thiên tai, dịch bệnh…).
PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận .
1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Về phương pháp dạy học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động tự học, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; Phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; Các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; Chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch tổ, nhóm chuyên môn và kế hoạch giáo dục của mỗi giáo viên.
Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã có sáng kiến trong việc áp dụng kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần tăng hiệu quả giờ dạy.
1.2. Quan niệm, vị trí, vai trò về tự học và sự cần thiết phải nâng cao năng lực tự học của học sinh.
1.2.1. Quan niệm về tự học và sự cần thiết phải nâng cao năng lực tự học của học sinh.
Đến nay, còn có nhiều quan niệm về tự học, chẳng hạn như:
Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức thuộc một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học.
Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục và đào tạo. Cụ thể hơn, tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan có ý chí tiến thủ, không ngại khó, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là người học luôn là chủ thể nhận thức, tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập. Hay nói cách khác, không ai học giúp cho người học được, vì thế muốn học được phải tự học. Theo đó, quá
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]