SKKN Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Mã tài liệu: MP1035 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 782 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Hướng dẫn học sinh xác định các dạng câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng trong đề thi THPT quốc gia môn Địa lý
2. Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………… 1
- Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………………………………… 2
- Tính mới của đề tài ………………………………………………………………………………………………………… 2
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài …………………………………………………………………………………….. 3
PHẦN II. NỘI DUNG …………………………………………………………………………………. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ……………………………. 3
- Cơ sở lý luận ……………………………………………………………………………………………………………………. 3
- Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………………………………………………………. 6
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP KỸ NĂNG
TRONG ÔN THỊ THPT QUỐC GIA …………………………………………………………….. 9
- Hướng dẫn học sinh xác định các dạng câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng trong đề thi
THPT quốc gia môn Địa lý …………………………………………………………………………… 9
- Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong
ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý ………………………………………………………………… 13
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC …………………………………………. 26 1 Kĩ năng giải quyết câu hỏi trắc nghiệm …………………………………………………….. 26
- Thành tích học sinh và nhà trường có sự chuyển biến tích cực …………………….. 27
- Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh …………………………………………………. 27
- Khả năng áp dụng của đề tài ……………………………………………………………………. 29
PHẦN III: KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………. 29
- Kết luận ……………………………………………………………………………………………….. 29
- Kiến nghị, đề xuất ………………………………………………………………………………….. 30
PHẦN I MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
Việc rèn luyện các kỹ năng địa lí là rất quan trọng đối với học sinh. Thông qua việc rèn luyện các kỹ năng sẽ giúp học sinh nhận thức các sự vật, hiện tượng địa lí một cách thuận lợi hơn, sinh động hơn, đôi khi kỹ năng cũng là nguồn tri thức để học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện ra những kiến thức địa lí mới hay vận dụng những kiến thức đã học vào giải thích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, phát triển được những năng lực cần thiết như: Năng lực tự học; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng tranh ảnh; năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập, giáo viên cần phải chú trọng tới bồi dưỡng kỹ năng địa lí cho học sinh để các em học tập bộ môn được tốt hơn, hứng thú hơn và có thể làm bài thi đạt kết quả cao hơn Việc ôn tập, trả lời các câu hỏi bài tập kỹ năng địa lí thường không quá khó bởi cơ bản các kỹ năng này có nguyên tắc học, cách trả lời dễ hơn các câu hỏi lí thuyết. Nếu được hướng dẫn ôn tập tốt kỹ năng địa lí thì đây có thể coi là phần dễ “ăn điểm” hơn rất nhiều so với các câu còn lại (nhất là các câu trắc nghiệm lí thuyết có cùng mức độ).
Qua nghiên cứu thực trạng, đánh giá những ưu điển, hạn chế và phân tích các nguyên nhân, tôi mong muốn khắc phục những khó khăn tồn tại trong dạy và học môn Địa lý cũng như mong muốn kết quả làm bài thi THPT quốc gia của học sinh tại trường THPT Thanh Chương 3 nói riêng, một số trường THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nói chung được nâng cao hơn nữa nên tôi đã chọn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực”
- Tính mới của đề tài
Hiện nay, có một số tài liệu đã hướng dẫn học sinh giải các bài tập kỹ năng địa lí. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu đều hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi kỹ năng bằng hình thức tự luận Hơn nữa, các tài liệu cũng chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn chuyên sâu và một dạng kỹ năng cụ thể nào đó chứ chưa khái quát, tổng hợp việc hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng một cách đầy đủ, hệ thống nên học sinh cũng chỉ tham khảo được việc trả lời một vài dạng kỹ năng cụ thể nào đó
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là sự vận dụng có chọn lọc những kiến thức kĩ năng và kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học và tự bồi dưỡng
Sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến việc rèn luyện kiến thức kĩ năng trong ôn tập, thi trắc nghiệm khách quan mà phần lớn những đề tài trước chỉ đề cập đến ôn tập tự luận
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng và trình độ nhận thức của học sinh cùng với kinh nghiệm của bản thân, đề tài chỉ tập trung đi sâu hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm bài tập kỹ năng trong ôn thi THPT quốc gia môn Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cơ bản ở địa lý lớp 12.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm chung
- Kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động Kĩ nẵng kĩ xảo thực chất là những hành động thực tiễn mà học sinh haonf thiện được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lý
- Muốn có kĩ năng , kĩ xảo trước hết học sinh phải có kiến thức và biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ xảo.
- Trắc nghiệm:
Theo từ điển Webster’s Collegiate cho rằng: “Trắc nghiệm là bất cứ một loại câu hỏi hay bài tập hoặc một phương tiện nào đó để đo kỉ xảo, tri thức, trí tuệ, năng lực hay tài năng của một cá nhân hay nhóm”
F.S.Freeman cho rằng:“Trắc nghiệm tâm lí là một công cụ đã được chuẩn hoá dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hay bất cứ một hình thức hành vi nào khác”
Trong các định nghĩa đó, thì định nghĩa của Freeman hay hơn cả và đã được nhiều người chấp nhận vì nêu được bản chất của phương pháp trắc nghiệm đồng thời mô tả được hình thức thể hiện của trắc nghiệm điển hình, giúp chúng ta nhận diện được phương pháp trắc nghiệm.
- Trắc nghiệm khách quan là một trong những công cụ đo lường thành tích học tập. Với những ưu điểm của mình phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan đã được đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay và
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]