Phát huy tính tích cực và tăng khả năng hợp tác của học sinh trong học tập Địa lí 12 – Nội dung đặc điểm chung của tự nhiên nhờ kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác
- Mã tài liệu: MP1029 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 723 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Văn Chấn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Văn Chấn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực và tăng khả năng hợp tác của học sinh trong học tập Địa lí 12 – Nội dung đặc điểm chung của tự nhiên nhờ kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Bước 4. Giáo viên chuẩn kiến thức
Mô tả sản phẩm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Địa lí)
TÊN SÁNG KIẾN:
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TĂNG KHẢ NĂNG HỢP
TÁC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ 12 – NỘI
DUNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN NHỜ KĨ THUẬT
KHĂN TRẢI BÀN KẾT HỢP VỚI BẢNG TƯƠNG TÁC”
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022
1
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Phát huy tính tích cực và tăng khả năng hợp tác của học sinh trong học tập Địa lí 12 – Nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên nhờ kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo môn Địa lí.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 12, Trường THCS – THPT Nghĩa Tâm ( Kì I năm học 2021 – 2022 là phân hiệu Nghĩa Tâm thuộc trường THPT Văn Chấn).
- Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 28 tháng 09 năm 2021 đến ngày 28 tháng 11 năm 2021
- Tác giả:
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
- Tình trạng các giải pháp đã biết:
Qua quá trình giảng dạy Địa lí 12 nhiều năm tôi nhận thấy phần Địa lí tự nhiên trọng tâm Đặc điểm chung của tự nhiên là một đơn vị kiến thức khó và chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các đơn vị kiến thức để thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lí. Đồng thời quá trình dạy – học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức – người học. Việc tiếp nhận và hình thành kiến thức kỹ năng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người học như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm. Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, khả năng hợp tác và mức độ hứng thú học tập của học sinh; quá trình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ thuộc vào tác động của người giáo viên đứng lớp.
Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các hoạt động mở đầu tiết học, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập và vận dụng ; Trong đó hoạt động hình thành kiến thức mới đóng vai trò quan trọng nhất quyết định đến việc các em có lĩnh hội được nội dung kiến thức bài học hay không. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” là một kĩ thuật dạy học mới và kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác” càng rất khác biệt chưa được chia sẻ ở một kênh thông tin nào cho giáo viên tham khảo, đây là kĩ thuật dạy học tiên tiến đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy – học trong nhà trường trung học phổ thông, phù hợp nguyện vọng của người học và yêu cầu của xã hội.
Các giáo viên dạy môn Địa lí đã được trang bị tài liệu và tập huấn về kĩ thuật dạy học “ khăn trải bản”. Các nhà trường đều quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật dạy học trong bộ môn, học sinh hào hứng tiếp cận cách thức học tập mới. Tuy nhiên giáo viên bộ môn còn dè dặt trong nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật này vì các lí do như: Điều kiện cơ sở vật chất chưa phù hợp để triển khai kĩ thuật, số lượng học sinh quá đông từ 40 – 50 học sinh trên lớp gây khó khăn cho khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động và hiệu quả giờ dạy, học sinh chưa quen với kĩ thuật, nhiều giáo viên chưa thông hiểu nên nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng, cách nhận xét đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp còn nặng về hình thức cầu toàn…làm cho kĩ thuật này chưa được để tâm đúng mức.
Hiện nay các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều được trang bị hệ thống cơ sở vật chất thuận lợi, đặc biệt là bảng thông minh giúp tương tác tốt hơn giữa giáo viên và học sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động học tập. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kĩ thuật “ khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác” là một phương pháp mới có thể phát huy tốt chức năng của bảng tương tác, hạn chế việc phải chuẩn bị giấy A0 khổ lớn, bút to, nam châm để hoạt động nhóm như trước đây, học sinh có thể dùng giấy A4 hoặc giấy vở viết bình thường vẫn hoạt động được. Phương pháp này giúp cho các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng xu thế yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, mang lại hiệu quả rất tích cực. Do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “ Phát huy tính tích cực và tăng khả năng hợp tác của học sinh trong học tập Địa lí 12 – Nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên nhờ kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác” và vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học.
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của sáng kiến:
Giáo viên nắm vững kĩ thuật dạy học khăn trải bàn, hướng dẫn học sinh làm quen và thông hiểu kĩ thuật như cách tiến hành kĩ thuật, một số vấn đề cần chú ý khi tổ chức dạy học bằng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác. Xây dựng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác để học tốt nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên thuộc chương trình địa lí 12. Nghiên cứu sáng kiến làm cơ sở cho các giải pháp đổi mới trong việc thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới để phát huy tính tích cực, chủ động và tăng khả năng hợp tác, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Đối với nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên áp dụng sáng kiến trong khoảng thời gian từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2021, vận dụng sáng kiến linh hoạt cho nhiều tiết học trong chương trình Địa lí 12.
Qua nghiên cứu bản thân tôi mong muốn tìm được cách áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học Địa lí nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.
Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân đồng thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Trình bày lại quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được Hội đồng khoa học Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, quý đồng nghiệp
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]