Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT
- Mã tài liệu: MT0128 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 890 |
Lượt tải: | 34 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Thành lập ban chỉ đạo thường trực thực hiện chương trình
2. Nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn về sự cần thiết, ý nghĩa và tính thực tiễn của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”
3. Tìm hiểu nhu cầu, những khó khăn của đơn vị được giúp đỡ, hỗ trợ trong chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”
4. Xây dựng chương trình phối hợp giữa hai đơn vị thực hiện chương trình một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn
5. Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, phối hợp với ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường khi thực hiện chương trình
6. Vận động các tổ chức, các nhân ngoài nhà trường cùng hỗ trợ thực hiện chương trình
7. Kịp thời sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình theo từng năm, qua đó đúc rút kinh nghiệm, từng bước bổ sung, hoàn thiện thực hiện chương trình
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm học qua, với sự cố gắng, nỗ lực, bền bỉ của cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động trong toàn ngành, sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà đã thu được những kết quả tốt đẹp, trong đó chất lượng giáo dục mũi nhọn đứng tốp đầu cả nước. Đời sống của cán bộ, nhà giáo và người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng đại trà của giáo dục Nghệ An chưa cao; nguồn lực đầu tư cho giáo dục tuy đã có nhiều cố gắng song chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Chất lượng giáo dục miền núi và miền xuôi còn có chênh lệch lớn. Các trường, lớp tại 5 huyện vùng núi cao đang rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của toàn xã hội, trong đó có sự sẻ chia, hỗ trợ từ các tập thể, cá nhân trong ngành giáo dục.
Hưởng ứng cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động và sự chỉ đạo của Đảng ủy Sở Giáo dục Đào tạo, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An; Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường”để phát huy nội lực, sức mạnh đoàn kết, thống nhất của toàn ngành vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Với mục đích phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh. Tạo sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa các đơn vị giáo dục trong tỉnh, để những trường, lớp ở những xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn có điều kiện thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Các Phòng Giáo dục, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBNGNLĐ với sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh nói chung và của vùng sâu, vùng xa nói riêng. Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” được Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An triển khai theo Kế hoạch liên tịch số 1624/KHLT SGD&ĐT – CĐN, ngày 04 tháng 9 năm 2019 và ngày 10/10/2019, các đơn vị tham gia Chương trình đã tiến hành ký kết để cùng nhau thực hiện. Nội dung chủ yếu của Chương trình là các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện tốt hơn cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”.
Ngày 20/11/2020, Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp với Sở GD&ĐT Nghệ An tiếp tục ban hành Công văn liên tịch số 2500/SGD&ĐT – CĐN về việc thực hiện Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường,bộ môn giúp bộ môn”.
Trong Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, Trường THPT Hà Huy Tập vinh dự được phân công giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu. Qua 3 năm triển khai Chương trình, Trường THPT Hà Huy Tập đã thực hiện được rất nhiều nội dung theo đúng định hướng đề ra, đó là: Giúp đỡ công tác quản lý giáo dục, công tác dạy học và các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ giáo dục của hai trường. Trong đó, tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018; giúp đỡ về đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học và cho sinh hoạt của giáo viên và học sinh; giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; tham gia vào các hoạt động xây dựng cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp và xây dựng môi trường văn hóa học đường.
Trong quá trình tham gia thực hiện Chương trình, chúng tôi đã cố gắng học hỏi, đúc rút được một số kinh nghiệm. Nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, để chương trình này ngày càng có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực hơn trong môi trường giáo dục, chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm qua đề tài: “Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập”.
- Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề ra một số giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu các giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập.
- Phân tích các kết quả đạt được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Hoạt động thực hiện chương trình ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở Trường THPT Hà Huy Tập nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.
- Những đóng góp mới của đề tài
- Trước đây đã có nhiều bài viết, đề tài hoặc công trình nghiên cứu về vai trò của tổ chức công đoàn trong các hoạt động như tham gia công tác chuyên môn, văn nghệ thể thao, các cuộc thi, công tác nữ công, công tác kiểm tra giám sát, các hoạt động từ thiện nhưng chưa có đề tài nào đề cập đến chương trình “ Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”.
- Đề tài của chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình “Trường giúp trường, phòng giúp phòng, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập.
- Thông qua hoạt động và hiệu quả của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập để cùng chia sẻ với các các cơ sở giáo dục khác nhằm mục đích chương trình được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, các nội dung thực hiện được nhân rộng hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận
1.1. Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn
giúp bộ môn” và ý nghĩa của chương trình
Hưởng ứng cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động và sự chỉ đạo của Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày 04/9/2019 Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Nghệ An ban hành Kế hoạch liên tịch số 1624/KHLT-SGD&ĐT-CĐN về phát động phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” trong ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 – 2022.
Ngày 24/9/2019, Công đoàn Ngành đã ban hành Công văn số 193/CĐN về việc thực hiện Kế hoạch 1624/KHLT-SGD&ĐT-CĐN gửi các đơn vị được giúp đỡ để đề xuất các nội dung cần giúp đỡ.
Ngày 10/10/2019 tại thành phố Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An tổ chức Lễ kí kết Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường,” giai đoạn 2019 – 2022, tại buổi lễ Trường THPT Hà Huy Tập được phân công giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu.
Chương trình “Trường giúp trường, phòng giúp phòng” có ý nghĩa rất thiết thực trong giai đoạn đổi mới của ngành giáo dục hiện nay, thể hiện ở các nội dung sau:
- Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh Nghệ An.
- Tạo sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa các đơn vị giáo dục trong tỉnh, để những trường, lớp ở những xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn có điều kiện thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, người lao động với sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh nói chung và của vùng sâu, vùng xa nói riêng. Từ đó, thực hiện tốt hơn cuộc vận động “ Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong ngành Giáo dục.
Sau một năm thực hiện, sáng ngày 28/10/2020, Sở GD&ĐT phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” giai đoạn 2019 – 2022. Căn cứ vào thực tế sau một năm thực hiện, tại Hội nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Nghệ An thống nhất đổi tên chương trình thành “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”.
1.2. Công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động
Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”
a) Tổ chức Côngđoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của tổ chức Công đoàn căn cứ vào Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia.
Tổ chức công đoàn trong trường học là một tổ chức đoàn thể quan trọng. Trong sự trưởng thành và phát triển của nhà trường, tổ chức Công đoàn thực sự là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên những thành tích xuất sắc của đơn vị. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác cán bộ (cán bộ CĐ ít, chủ yếu là kiêm nhiệm) nhưng với những nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tích cực, chủ động tham gia phối hợp với chuyên môn trong công tác quản lý, đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh thi đua, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, CĐ đã khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức quan trọng trong các nhà trường. CĐ các trường còn làm tốt công tác tham gia quản lý, tích cực phối hợp với chuyên môn đồng cấp, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; xây dựng, bổ sung quy chế làm việc của BCH, UBKT, quy chế phối hợp giữa BCH CĐ và Ban giám hiệu nhà trường, xây dựng nội quy, quy chế đơn vị, hoàn thiện, bổ sung quy chế chỉ tiêu nội bộ…Bên cạnh đó, CĐ các trường còn đặc biệt coi trọng vai trò chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBNGNLĐ. Ở nhiều trường phổ thông, CĐ đã tham gia phân công lao động hợp lý, tổ chức các dịch vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phối hợp với chuyên môn tìm nhiều biện pháp để tăng thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo và NLĐ trong đơn vị, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, viên chức, người lao động. CĐ các trường cũng đã phối hợp với chính quyền làm tốt công tác thăm hỏi, hiếu hỉ, trợ cấp, giúp đỡ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức cho cán bộ, viên chức, người lao động đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, tổ chức sinh nhật, khám sức khỏe định kỳ… Nhiều công đoàn thường xuyên chủ trì các hoạt động thiện nguyện, tham gia tích cực các hoạt động xã hội khác.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]