SKKN Áp dụng một số bài tập huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển môn Đá cầu nữ ở Trường THPT
- Mã tài liệu: MP1315 Copy
Môn: | THỂ DỤC |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 589 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Áp dụng một số bài tập huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển môn Đá cầu nữ ở Trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp 1: Phân nhóm đối tượng
2. Biện pháp 2: Sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau
3. Biện pháp 3: Đưa một số bài tập nâng cao sức mạnh tốc độ cho học sinh đội tuyển đá cầu:
4. Biện pháp 4: Phương pháp tiến hành kiểm tra đánh giá
5. Biện pháp 5: Các bước tiến hành phương pháp tập luyện:
Mô tả sản phẩm
I. Tên sáng kiến kinh nghiệm
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Áp dụng một số bài tập huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển môn đá cầu nữ ở trường trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy”.
Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy.
II. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm.
Ưu điểm:
– Khi giáo viên lên lớp thực hiện chương trình theo từng tiết học đã quy định sẵn. Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi 1 tiết học 45 phút, hình thức tổ chức các tiết học chỉ dừng lại ở việc luyện tập các bài tập giáo viên quy định.
– Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng, thi đấu tập luyện động tác một cách không hạn chế, do đó có điều kiện để đánh giá đầy đủ việc tập luyện của học sinh.
– Giúp học sinh hiểu được kỹ thuật động tác, vận dụng được các động tác vào tập luyện và thi đấu.
– Có thể thấy được quá trình vận dụng của học sinh đi đến việc hoàn thiện kỹ thuật động tác.
Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
– Dạy học theo phương pháp truyền thống nhiều khi chưa khuyến khích được học sinh tham gia vào các hoạt động học. Học sinh không có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế, ít có cơ hội bộc lộ các năng lực khác, hình thức học tập còn đơn điệu, … Do đó học sinh ít có hứng thú trong hoạt động học.
– Trước đây, học sinh tập luyện nhưng không biết vận dụng kiến thức môn khác phục vụ cho bài học, cho việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
– Kết quả học tập thấp, học sinh sẽ chán học, uể oải, ngại đến trường, luôn coi môn Thể dục chỉ là môn học phụ, vận động nhiều, kết quả học lực khá giỏi bộ môn còn nhiều hạn chế.
– Học sinh chưa kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh thực.
– Kiểm tra, đánh giá nặng về thành tích không thúc đẩy được việc dạy học. Đánh giá học sinh theo hướng tích cực, không phát huy được tính tích cực chủ động khai thác kiến thức kĩ năng của học sinh, không đánh giá được về mặt năng lực vận dụng thực tế.
– Giáo viên không chủ động phân chia được thời gian, ngại tích hợp kiến thức của các bài học khác và của các môn học khác trên một bối cảnh thực nên thường bỏ qua những kiến thức liên quan rất gần gũi, sinh động.
– Giáo viên chưa dạy được cách học – hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
– Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh nhớ được/học được những gì?
– Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh làm được gì, giải quyết được vấn đề thực tiễn gì từ những kiến thức, kĩ năng đã được học?
– Hạn chế việc tìm tòi, sáng tạo của giáo viên.
b. Giải pháp mới cải tiến: ( Mô tả nội dung chi tiết của giải pháp mới ) Lý do chọn đề tài.
Trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển thì giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “…tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Bác kêu gọi “tôi muốn đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” và “tự tôi ngày nào cũng tập”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và thể lực. Vì thế, trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng góp một vai trò quan trọng.
Hiện nay, môn học đá cầu là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bố ngày một nhiều hơn. Chính vì thế đá cầu là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường. đá cầu là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó, đá cầu được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Hiện nay, việc tập luyện và tham gia thi đấu cầu lông đã trở thành truyền thống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Nội dung giảng dạy thể dục trong nhà trường cũng rất đa dạng và phong phú.
Đá cầu là một trong số các môn có lịch sử phát triển lâu đời. Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trong săn b n, hái lượm… dần trở thành một phương tiện r n luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao.
Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải n m vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục.
Như chúng ta đã biết hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao. Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của các huấn luyện viên lâu năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của các tác giả trong nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục, chính xác thì càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của mình. Tuy nhiên trong quá trình học tập của học sinh hiện nay, học sinh thường m c những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em mà hai yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chuẩn bị, bật nhảy tạo ra.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định, quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động dựa trên quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Như vậy, tính trực quan trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao giữ một vai trò quan trọng. Vì hoạt động tiếp thu kiến thức động tác của học sinh về cơ bản là mang tính chất thực tiễn vận động phát triển các cơ quan cảm giác, từ đó học sinh hình thành thói quen vận động đúng.
Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thể thao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn luyện hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao. Trong thời gian của một tiết dạy chỉ 45 phút giáo viên phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động, nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về kỹ thuật động tác vừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em trong một tiết học, hay nói cách khác trong một thời gian cực ng n người giáo viên phải vừa giúp các em n m được yếu lĩnh kỹ thuật động tác, vừa phải hướng dẫn cho các em thực hiện động tác.
Muốn đạt được điều này, theo tôi, người thầy phải tăng cường sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức như phương pháp sử dụng lời nói, nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp luyện tập. Hay phải tăng cường làm mẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ng n gọn, mấu chốt, đủ ý. Hay nói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học vấn đáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ vào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động.
Trong dạy học, toàn bộ hoạt động của giáo viên đều liên quan đến việc sử dụng lời nói, bằng lời nói giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh, kích thích tư duy, giao nhiệm vụ, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người học. Đối với học sinh, lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh hành động. Các hình thức sử dụng lời nói gồm: Thuyết trình (giảng giải), kể chuyện và thảo luận (đàm thoại),… đôi khi giáo viên còn kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, nhưng các phương tiện trực quan đóng vai trò minh họa lời nói giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên còn dùng các động tác bổ trợ là những động tác đơn giản hơn hoặc có kết cấu gần giống nhưng dùng sức nhẹ hơn động tác chính. Ngoài ra chúng ta thường sử dụng thêm các phương pháp trò chơi, thi đấu và tổng hợp,…vào giáo dục thể chất.
Vậy làm thế nào để học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và tiến tới phát triển các tố chất nâng cao sức khoẻ?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]