SKKN Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9
- Mã tài liệu: BM9207 Copy
Môn: | Giáo dục thể chất |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 970 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thị trấn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thị trấn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thông qua các bước sau
a) Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm môn học
b) Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật trên đường thẳng
c) Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy đường vòng
d) Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy tăng tốc độ sau xuất phát
e) Nhiệm vụ 5: Dạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng
f) Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp đầu đường vòng
g) Nhiệm vụ 7: Dạy kỹ thuật chạy về đích
h) Nhiệm vụ 8: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thông qua các bước sau
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học Thể dục là hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những tri thức văn hoá thể chất, sức khoẻ và tri thức văn hoá khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
Cũng như giáo dục nói chung, thể dục thể thao xuất hiện cùng xã hội loài người và phát triển theo các quy luật của xã hội loài người.
Như vậy để có một nền thể thao phát triển tốt cả về chất và lượng người ta cần phải thực hiện từ gốc, từ người tập và cụ thể là từ thế hệ trẻ Thanh, Thiếu niên là chủ nhân tương lai của đất nước. Từ việc rèn luyện phát triển sức nhanh cũng là rèn luyện cái gốc của nền văn hóa thể dục thể thao tiên tiến. Giải quyết vấn đề này bằng “Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9”. Là tên Sáng kiến kinh nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng các biện pháp chuyên môn cụ thể để sức nhanh hay thể dục thể thao phải được rèn luyện cùng với kỹ năng có ý nghĩa khoa học của bộ môn giáo dục thể chất.
Vì vậy bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, đang giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất. Tôi quyết định nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm: “Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9”, với mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, bài học của học sinh sẽ phong phú và sinh động hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn, giúp cho nền tảng của văn hóa thể dục thể thao phát triển chắc chắn và toàn diện hơn nói chung và học sinh trường THCS nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Cùng với hoạt động giáo dục khác, Giáo dục thể chất góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện theo 5 tiêu chí Đức – Trí – Thể – Mỹ và Lao động, thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của các trường phổ thông.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9”, tạo cho học sinh phương pháp tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện thể dục thể thao. Cụ thể là hướng dẫn học sinh phương pháp tập luyện“sức nhanh” bằng cách tạo cho các em hứng thú tập luyện, hướng dẫn các em những động tác, bài tập, phương pháp tập luyện bộ môn chay nhanh.
+ Dùng các bài tập thể chất và những cách thức tập luyện khoa học để điều khiển cơ thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần, cụ thể là:
- Góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và vệ sinh thân thể.
- Hình thành thói quen vận động để rèn luyện thân thể, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, rèn luyện đạo đức, ý chí, tinh thần đoàn kết tập thể . Rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác – tích cực – chủ động
- Trong tập luyện thể dục thể thao qua giờ Thể dục chính khóa, cũng như tập luyện hằng ngày nói chung và rèn luyện kỹ năng chạy nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài không nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung; không đi sâu vào phương pháp dạy học của bộ môn. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ giới hạn cụ thể như tên của đề tài: “Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Điều tra, khảo sát thực trạng việc dạy và học bộ môn thể dục tại trường THCS.
– Phỏng vấn các bạn đồng nghiệp (giáo viên thể dục) ở các trường bạn trên địa bàn và học sinh trường THCS.
– Quan sát tình hình phát triển thể dục thể thao ở địa phương, nhà trường, và quá trình tập luyện thể dục thể thao của học sinh ở trường cũng như ở nhà.
– Phân tích các đối tượng học sinh, thực trạng môn học và tổng hợp các kỹ năng chuyên môn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phương pháp là tuần tự cần làm theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành công việc có mục đích nhất định”. Với giáo dục thể chất, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho mỗi giờ lên lớp tránh được việc làm mẫu quá nhiều, tránh được việc giải thích quá kỹ về kỹ thuật, động tác và loại trừ được không khí căng thẳng trong buổi tập. Qua đó tạo cho giờ học luôn có một không khí vui tươi, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cho các em học mà chơi, chơi mà học nhưng vẫn đạt kết quả cao. Nhằm phát huy được tính Năng động – Sáng tạo – Tích cực – Chủ động của học sinh, muốn đạt được kết quả trên thì người giáo viên phải có sự tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu lên lớp nói riêng.
Với giáo dục thể chất: “ kỹ năng là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động trong điều kiện người học phải tập chung chú ý cao độ vào từng động tác của bài tập thể chất, hoặc là năng lực vận dụng bước đầu các tri thức vào thực tế luyện tập”.
“Bài tập phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục khối 9”, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tức là giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức hoạt động để giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động, nhằm phát huy tính Tích cực – Chủ động – Tự giác – Sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm môn Thể dục; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó ta thấy cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học thể dục là: Giúp học sinh hướng tới việc học tập Chủ động – Tích cực, quan trọng hơn học sinh phải nhận thức được TDTT là phải luyện tập thường xuyên. Rèn luyện thân thể phải là một nhu cầu hứng thú và quan trọng là phải xây dựng nền nếp thể dục hằng ngày thành thói quen trong đời sống, sinh hoạt…
Nhà trường phổ thông có một trách nhiệm rất nặng nề, là phải tạo cho thế hệ trẻ có cơ sở ban đầu rất quan trọng đó là: Hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện nhất. Để thực hiện các mặt giáo dục này, nhà trường phổ thông phải dựa vào nhiều con đường: Dạy học, lao động sản xuất, hoạt động văn hoá, sinh hoạt tập thể, hoạt động hướng nghiệp… Trong đó dạy học là con đường cơ bản nhằm phát triển trí tuệ nói riêng và hình thành nhân cách học sinh nói chung. Việc dạy học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của những kiến thức ấy được gắn với những điều tiếp thu từ trước và vận dụng chúng vào thực tiễn.
Trong nhà trường việc nắm kiến thức của học sinh không phải là tự phát mà là một quá trình có mục đích rõ rệt, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư duy trong đó học sinh phát huy được tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên, trong quá trình ấy mức độ tự lực của học sinh càng cao thì kiến thức nắm được càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng phát triển, năng lực nhận thức ngày càng được nâng cao kết quả học tập càng tốt.
Môn thể dục chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Giảng dạy thể dục cũng như các môn học khác đều phải khơi dậy tiềm năng, yếu tố tìm tòi khám phá, sáng tạo, vận dụng ở học sinh nhằm mục đích đào tạo “những con người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ CNXH, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khoẻ , những con người phát triển toàn diện dể xây dựng một xã hội mới”.
Môn thể dục trong các bậc học ở nhà trường được xếp ngang hàng với tất cả các môn học khác vì cái quý nhất của mỗi con người là sức khoẻ và trí tuệ, có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp cho học sinh có được sức khỏe tốt từ đó học tập các môn khác và tham gia hoạt động ở nhà trường, đạt hiệu quả cao hơn để các em trở thành người có ích cho xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]